Chương trình – Quỹ Hy vọng – Hope Foundation https://quyhyvong.com Quỹ Hy vọng là một quỹ xã hội - hoạt động vì cộng đồng, không vì lợi nhuận, được vận hành bởi Báo điện tử VnExpress và Công ty cổ phần FPT. Tue, 25 Mar 2025 09:54:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.11 https://quyhyvong.com/wp-content/uploads/2018/01/cropped-favicon-32x32.png Chương trình – Quỹ Hy vọng – Hope Foundation https://quyhyvong.com 32 32 Ánh sáng học đường https://quyhyvong.com/chuong-trinh/anh-sang-hoc-duong Fri, 31 Dec 2021 04:39:00 +0000 https://quyhyvong.com/?post_type=chuong_trinh&p=22964 Tại những địa phương vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam, học sinh và giáo viên vẫn ngày ngày học tập và giảng dạy trong những ngôi trường tạm, thiếu trang thiết bị và mất an toàn. Cơ sở vật chất không đủ đáp ứng là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục và sức khỏe của học sinh.

Từ tháng 4/2018, Quỹ Hy Vọng phát động chương trình “Ánh sáng học đường”, với mong muốn huy động nguồn lực xã hội để tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho nhiều học sinh. Chương trình hướng tới xây thêm trường mới, trang bị sách vở và giáo cụ cho những vùng khó khăn và trao học bổng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt trên cả nước.

Đến nay, chương trình nhận được hàng nghìn lượt ủng hộ từ các cá nhân và doanh nghiệp, chung tay mang tới 48 công trình mới với hàng trăm phòng học, phòng bán trú cho hàng nghìn trẻ em vùng sâu, vùng xa tại Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Phước… Ngoài ra, 150 ngôi trường với hàng trăm phòng học bị xuống cấp, ảnh hưởng bởi lũ lụt ở khắp mọi miền được thay áo mới trước thềm năm học.

Năm 2025, “Ánh sáng học đường” đặt mục tiêu xây mới 13 điểm trường cho trẻ em vùng cao; sơn sửa 55 ngôi trường ở các vùng khó khăn; tặng tủ sách, sân chơi và hàng nghìn bộ quần áo cho học sinh các trường Mầm non, Tiểu học và THCS các vùng khó khăn.

Tương lai của trẻ em vùng khó khăn sẽ được xây đắp từ những viên gạch mà các bạn đóng góp hôm nay. 

]]>
Nâng bước em tới trường https://quyhyvong.com/chuong-trinh/nang-buoc-em-toi-truong Tue, 28 Dec 2021 04:44:00 +0000 https://quyhyvong.com/?post_type=chuong_trinh&p=22968 Đi sâu vào các xã nông thôn, vùng sâu vùng xa của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, cầu tạm nhiều vô số, được địa phương và người dân xây dựng bằng những tấm ván gỗ, sắt, tre… Chỉ qua vài mùa mưa nắng, những cây cầu tạm đã hư hỏng, gập ghềnh khó đi hoặc bề mặt trơn trượt, dễ té ngã. Ngay cả những chiếc cầu bê tông cũng xuống cấp trầm trọng dù được trùng tu nhiều lần, do lượng phương tiện lưu thông lớn. Điều này làm cho việc vận chuyển nông sản gặp không ít khó khăn, học sinh cũng không an tâm khi đến trường vào mùa mưa lũ.

Những cây cầu Hy Vọng bằng bê tông, cốt thép thay thế dần cầu tạm, cầu gỗ và các cây cầu cũ kỹ, xuống cấp, không chỉ đảm bảo nhiệm vụ kết nối giao thương thuận lợi, rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa các xã/ấp, giúp học sinh và người dân đi lại dễ dàng mà còn tạo diện mạo mới cho vùng nông thôn tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.

Khởi động từ năm 2018, chương trình “Nâng bước em đến trường” mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và sự an toàn cho trẻ em tới trường. Tới hết năm 2024, chương trình đã khởi công 431 cây cầu và đưa vào sử dụng hơn 400 công trình. Năm 2025, chương trình đặt mục tiêu xây 80 cầu mới.

Mỗi cây cầu vững chắc là sự chung tay của chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị đồng hành. Hãy cùng Quỹ Hy vọng nâng bước em tới trường, gieo thêm hy vọng cho người dân đồng bằng Sông Cửu Long.

]]>
Vệ sinh học đường https://quyhyvong.com/chuong-trinh/ve-sinh-hoc-duong Tue, 28 Dec 2021 04:40:00 +0000 https://quyhyvong.com/?post_type=chuong_trinh&p=145916 Quá tải, xuống cấp, hư hỏng…là tình trạng chung của nhiều nhà vệ sinh trường học tại các huyện vùng cao, như Điện Biên, Sơn La, Hà Giang…

Nhiều điểm trường trên các vùng khó khăn vẫn thiếu nhà vệ sinh hoặc có nhưng đã xuống cấp, hư hỏng. Giáo viên và học sinh phải dùng chung nhà vệ sinh tạm bợ hoặc đi nhờ, gây nhiều bất tiện. Một số nơi chỉ có nhà vệ sinh quây bằng bạt, ván gỗ sơ sài, không đảm bảo vệ sinh.

Theo nghiên cứu BrandScapes WorldWide, 2022, tại Việt Nam; có tới 71% trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng vệ sinh học đường. 41% trẻ gặp ảnh hưởng về thể chất như tè dầm vì không dám đi vệ sinh và 46% trẻ bị ảnh hưởng tâm lý do nhà vệ sinh gây ra.

Hiện nay, Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặt mục tiêu năm 2025, 100% trường học có nhà vệ sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.

Dù đã xây mới 170 công trình vệ sinh sau 3 năm, Quỹ Hy Vọng vẫn ghi nhận nhiều trường học ở nhiều địa phương như Tây Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên chưa có nhà vệ sinh hoặc công trình tạm, không đảm bảo. Năm 2025, dự án đặt mục tiêu xây 100 cụm nhà vệ sinh mới, giúp trẻ em nâng cao hiểu biết về vệ sinh học đường, từ đó biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân, tạo nền tảng cho một thế hệ khoẻ mạnh.

Bà Trương Thanh Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hy Vọng cho biết đây là dự án mà quỹ đã ấp ủ từ lâu, sẽ không chỉ thực hiện tại Sơn La, Điện Biên mà dự kiến còn được triển khai tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc.

“Nhiều em đã tâm sự rằng không dám đi vệ sinh ở trường vì quá dơ, quá bất tiện. Điều đó thôi thúc Quỹ ngoài xây trường cho các em, còn hướng đến cải tạo thêm hệ thống nhà vệ sinh, để các em có điều kiện học hành tốt hơn. Chúng tôi mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, ủng hộ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để cuộc sống của trẻ em Việt Nam càng ngày càng tốt đẹp hơn”, bà Thanh Thanh chia sẻ.

]]>
Mặt trời Hy vọng https://quyhyvong.com/chuong-trinh/mat-troi-hy-vong Tue, 28 Dec 2021 04:33:00 +0000 https://quyhyvong.com/?post_type=chuong_trinh&p=22966 Chúng tôi mong muốn tạo cầu nối giữa cộng đồng và bệnh nhi ung thư. Cùng nhau, ta có thể hồi sinh những cuộc đời, giúp các gia đình giảm gánh nặng về vật chất và nâng đỡ họ về tinh thần, giúp những anh chị em của bệnh nhi vẫn được đến trường. Hành trình của chúng tôi có thể chạm tới ngày càng nhiều cuộc đời chính là nhờ sự đồng hành của bạn.

Ra đời từ tháng 03/2021, “Mặt trời hy vọng” là dự án kết hợp của Quỹ Hy vọng với chương trình Ông Mặt trời do ông Minh Nhân sáng lập. Dự án ra đời nhờ nguồn lực của những nhà lãnh đạo và cộng đồng Y khoa Việt Nam, những người chung trăn trở về điều trị bệnh hiểm nghèo cho trẻ em khó khăn. 

Mục tiêu của dự án:

– Hỗ trợ tài chính cho bệnh nhi khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo

– Hỗ trợ tâm lý và tinh thần cho bệnh nhi và gia đình

– Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe bệnh nhi tại Việt Nam

Dự án đang phối hợp với các bệnh viện dẫn đầu trong điều trị ung thư tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM như Bệnh viện K, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, Bệnh viện Nhi đồng 2…

Tính đến hết năm 2024, đã có 2.000 bệnh nhi khó khăn mắc bệnh ung thư và hiểm nghèo đã được hỗ trợ chi phí điều trị. Năm 2025, chương trình đặt mục tiêu tài trợ 1.000 bệnh nhi khó khăn, đồng thời hỗ trợ suất ăn dinh dưỡng và hoạt động tinh thần cho các bệnh nhi để nâng cao thể lực, có thêm dũng cảm và niềm tin để đối phó với bệnh tật cũng như các đợt hoá trị.

Hãy chung tay cùng Quỹ Hy vọng mang tới niềm hy vọng cho bệnh nhi khó khăn.

]]>
Thư viện điện tử https://quyhyvong.com/chuong-trinh/thu-vien-dien-tu Mon, 27 Dec 2021 04:02:00 +0000 https://redesign.quyhyvong.com/?post_type=chuong_trinh&p=176338 Thời đại 4.0, công nghệ thông tin đang tạo ra những thay đổi lớn trong cách tìm kiếm tri thức. Học tập, nghiên cứu kiến thức trực tuyến đã trở thành xu hướng tất yếu. Tuy nhiên ở nhiều vùng, học sinh không có điều kiện học tập với máy tính, thiếu giáo viên tiếng Anh giảng dạy…

Với mong muốn giảm bất bình đẳng về giáo dục, từ năm 2023 Quỹ Hy vọng triển khai dự án Thư viện điện tử giúp trẻ em vùng khó khăn có cơ hội trải nghiệm phương pháp học tiên tiến, tiếp cận các bài giảng, tài liệu dù ở bất kỳ đâu, đặc biệt là học thêm tiếng Anh miễn phí hàng ngày, để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập. Mỗi thư viện gồm các thiết bị và nguồn học liệu trực tuyến (Toán – Tiếng Việt – Tiếng Anh…)

Nguồn học liệu này được xây dựng và thiết kế giúp học sinh và giáo viên tương tác hai chiều, với nhiều hình thức: Video, kể chuyện, dự án, thử thách bản thân… Lộ trình học tập được xây dựng theo Sách giáo khoa cải cách, đa dạng hình thức học tập, vui chơi giúp nâng cao động lực học tập.

Không chỉ tài trợ cơ sở vật chất, dự án còn đặt mục tiêu đồng hành lâu dài với các trường để nâng cao hiệu quả của Thư viện điện tử sau khi đưa vào hoạt động, thông qua việc theo dõi các chỉ số truy cập, sử dụng phần mềm, tài khoản học. Trong suốt quá trình vận hành thư viện điện tử, dự án cũng bố trí nhân sự (trực hotline) để hỗ trợ học sinh và giáo viên trong học tập, nghiên cứu, đồng thời cập nhật các đầu sách, ứng dụng bổ trợ khác. Năm 2025, dự án đặt mục tiêu trao 50 thư viện điện tử cho các em học sinh ở vùng khó khăn.

]]>
Cùng đồng bào vượt lũ https://quyhyvong.com/chuong-trinh/chung-tay-cung-dong-bao-vung-bao-lu Sat, 25 Dec 2021 12:03:00 +0000 https://quyhyvong.com/?post_type=chuong_trinh&p=195961 Yagi là cơn bão mạnh nhất 30 năm qua. Không chỉ quét sạch tài sản của nhiều gia đình và tàn phá các công trình, mưa lớn sau bão còn gây ngập lụt, sạt lở ở hàng loạt tỉnh thành miền Bắc, chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tính đến ngày 28/9/2024, siêu bão Yagi đã gây thiệt hại nghiêm trọng tại Việt Nam, làm 299 người chết, 34 người mất tích và gần 2.000 người bị thương. Hơn 280.000 ngôi nhà bị hư hỏng, hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập sâu 0,5-1,5m, cùng hơn 12.000 lồng bè thủy sản bị cuốn trôi. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng (3,31 tỷ USD), ảnh hưởng nặng nề đến các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Giang.

Nhiều trường học bị tốc mái, đổ tường, ngập nước, trang thiết bị dạy học hư hỏng nặng, sau cơn bão vừa qua. Riêng ở Quảng Ninh, gần 400 phòng học bị vỡ kính, 110 phòng học bị sập trần. Tại Hải Phòng, 303 công trình trường học bị ảnh hưởng. Một số nơi như huyện Mù Cang Chải và Lục Yên, Yên Bái, có nhiều trường bị sạt taluy, bờ kè, nền nhà lớp học sụp lún, có nguy cơ đổ sập.

Quỹ Hy vọng – báo VnExpress phát động chương trình “Cùng đồng bào vượt lũ”, nhằm hỗ trợ người dân vượt lên nghịch cảnh thiên tai, tái thiết cuộc sống. Năm 2024, chiến dịch đã hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 28 trường học với hơn 8.500 học sinh và giáo viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ.

Mọi đóng góp dù nhỏ nhất đều có ý nghĩa rất lớn trong lúc này. Chúng tôi cam kết trực tiếp điều phối, minh bạch mọi thông tin đóng góp.

]]>
Tết Hy vọng https://quyhyvong.com/chuong-trinh/tet-hy-vong Sun, 07 Nov 2021 10:30:00 +0000 https://quyhyvong.com/?post_type=chuong_trinh&p=22969 Khi nhà nhà sum vầy đón cái Tết ấm no bên người thân, thì vẫn còn đâu đó những mảnh đời bất hạnh, cô đơn giữa thời khắc chuyển giao năm cũ – năm mới.

Đó chính là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng sâu vùng xa không có điều kiện trở về nhà, hay các trẻ em cơ nhỡ không nơi nương tựa. Bên cạnh đối tượng thụ hưởng chính là trẻ em, chương trình “Tết Hy Vọng” cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến những người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai – dịch bệnh, khiếm thị, nạn nhân buôn người, hộ nghèo ở vùng cao, biên giới… 

Kể từ khi tổ chức chương trình tặng quà Tết vào năm 2018, Quỹ Hy Vọng đã trao tặng hàng nghìn phần quà cho trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già neo đơn, người nghèo… trên nhiều tỉnh, thành cả nước. Mỗi món quà là sự sẻ chia ấm áp, mang đến cái Tết vẹn tròn cho những hoàn cảnh khó khăn.

Năm 2025, chương trình Tết Hy vọng của Quỹ Hy vọng – báo VnExpress mong muốn trao những phần quà Tết ý nghĩa đến các em nhỏ khó khăn ở Bình Phước, Nghệ An…

Trong đó, Nhà lưu trú sắc tộc Hoà Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước là nơi nuôi dưỡng gần 130 em nhỏ khó khăn, đến từ các sắc tộc khác nhau như S’Tiêng, M’Nông, Cơ Ho, Co… Các em không chỉ thiếu thốn về điều kiện vật chất, mà còn khó tiếp cận các cơ hội học tập, nên được các Sơ đón từ các bon sóc ở vùng cao nguyên về mái ấm để chăm sóc, dạy dỗ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các em được đến trường. Nhà lưu trú sắc tộc Hoà Bình được thành lập từ năm 1994 đến nay, đã trở thành một mái ấm thân thuộc đối với các em người đồng bào lưu trú, chủ yếu 12-15 tuổi. Tại Nghệ An, điểm trường Long Thắng – Trường Mầm non Hạnh Dịch thuộc huyện biên giới Quế Phong hiện có 50 học sinh là người dân tộc thiểu số, khó khăn.

Với mỗi số tiền và vật chất dù nhỏ nhất từ bạn, Quỹ Hy vọng cam kết chuyển trực tiếp tới tay người cần.

]]>
Tiếp sức cho tâm dịch https://quyhyvong.com/chuong-trinh/tiep-suc-cho-tam-dich-may-tinh-tang-em-tui-thuoc-f0 Fri, 05 Nov 2021 04:46:00 +0000 https://quyhyvong.com/?post_type=chuong_trinh&p=22970 Chỉ xét riêng các đường biên giới trên bộ và trên biển, các lực lượng biên phòng, hải quan, dân quân và y tế địa phương vẫn đang túc trực ngày đêm, đối mặt với những nguy cơ hiển hiện trong đại dịch. Mạch máu kinh tế không thể ngừng chảy và hàng hóa từ nước ngoài vẫn phải cập cảng, thông thương.

Tại các bệnh viện tuyến đầu, số người cách ly lớn, công việc của bác sĩ, nhân viên y tế tăng lên nhiều lần so với ngày thường. Bên cạnh nhiệm vụ chữa bệnh, họ gánh vác thêm vai trò như người thân chăm sóc từng bệnh nhân, ngày ba lần đi từng phòng đưa đồ ăn cho từng người. 

Những thành trì tuyến đầu đang gồng mình trước diễn biến dịch bệnh khó lường. Đó là lý do Quỹ Hy vọng tái phát động chiến dịch “Tiếp sức cho tâm dịch” để tìm kiếm sự đồng hành của bạn đọc, doanh nghiệp, các tổ chức, tiếp sức cho các chiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân tại các cơ sở y tế tuyến đầu. Khẩu trang y tế, gel rửa tay diệt khuẩn, quần áo bảo hộ chuyên dụng và buồng khử khuẩn là những trang bị tối thiểu mà cộng đồng có thể hỗ trợ tuyến dầu.

Bên cạnh đó, Covid-19 làm gia tăng căng thẳng kinh tế cho các gia đình, bao gồm cả các mái ấm, nhà mở – nơi chăm sóc trẻ em cơ nhỡ, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa. Do đó, chương trình “Tiếp sức cho tâm dịch” mở rộng hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tính đến tháng 12/2021, chương trình đã trao 2 máy thở, 13 máy monitor, 3 máy tách chiết xét nghiệm và hàng chục nghìn thiết bị bảo hộ, vật tư y tế khác như khẩu trang, đồ bảo hộ, bơm kim tiêm vaccine… tại các bệnh viện ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP HCM.

Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ các hộ dân nghèo, các mái ấm, người khuyết tật tại các quận, huyện ở TP HCM, Bình Dương: trao 163,8 tấn gạo, 15 tấn rau củ, 5.000 suất nhu yếu phẩm.

Bên cạnh đó, việc thiếu máy tính, điện thoại học online là tình trạng chung của học sinh gia đình khó khăn, đặc biệt ở 23 tỉnh thành phải giãn cách xã hội. Với mong muốn tạo thêm cơ hội cho các em nhỏ khó khăn tiếp cận giáo dục, chương trình “Máy tính tặng em” đặt mục tiêu hỗ trợ máy tính bảng, máy tính bàn, laptop… cho hơn 3.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em học trực tuyến tốt hơn.

Sau 4 tháng thực hiện, chương trình đã trao hơn 3.500 máy tính bảng, máy tính bàn đến các em học sinh khó khăn trong đại dịch Covid-19 ở các tỉnh thành phía Nam gồm Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh, Tây Ninh, Cần Thơ, TP HCM, Quảng Ngãi, Lào Cai…

]]>
Chung tay vì miền Trung https://quyhyvong.com/chuong-trinh/chung-tay-vi-mien-trung Mon, 01 Nov 2021 04:42:00 +0000 https://quyhyvong.com/?post_type=chuong_trinh&p=22965 Tháng 10/2020, người dân miền Trung gánh chịu hàng loạt đợt thiên tai. Lũ chồng lũ gần 10 ngày nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng trong biển nước, gây ra các vụ sạt lở, chia cắt các khu vực ở miền núi. Dọc các tỉnh miền Trung, hàng chục người chết, mất tích và bị thương.

Hàng trăm nghìn ngôi nhà bị cô lập. Đời sống của hàng triệu người dân vùng lũ bị ảnh hưởng, khi nguồn thực phẩm và nước sạch cạn dần, không có điện, thuốc men, tính mạng bị đe doạ. Ở chiến tuyến chống thiên tai, các chiến sĩ, bác sĩ, lực lượng cứu hộ và hàng nghìn người dân phải chống chọi thiên nhiên khắc nghiệt. 

Quỹ Hy vọng nhanh chóng phát động chương trình “Chung tay vì miền Trung” nhằm kêu gọi sự chung tay hỗ trợ khẩn cấp cho hàng triệu đồng bào trong vùng bão lũ từ các cá nhân, tập thể trong toàn xã hội. 

Chúng tôi cam kết trực tiếp điều phối nguồn nhu yếu phẩm cứu trợ và thực hiện những giải pháp hỗ trợ miền Trung nhanh và hiệu quả nhất.

]]>