Quỹ Hy vọng – Hope Foundation https://quyhyvong.com Quỹ Hy vọng là một quỹ xã hội - hoạt động vì cộng đồng, không vì lợi nhuận, được vận hành bởi Báo điện tử VnExpress và Công ty cổ phần FPT. Fri, 25 Oct 2024 01:43:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.11 https://quyhyvong.com/wp-content/uploads/2018/01/cropped-favicon-32x32.png Quỹ Hy vọng – Hope Foundation https://quyhyvong.com 32 32 Gần 2 tỷ đồng tái thiết 8 trường học ở Lào Cai https://quyhyvong.com/gan-2-ty-dong-tai-thiet-8-truong-hoc-o-lao-cai-236660.html https://quyhyvong.com/gan-2-ty-dong-tai-thiet-8-truong-hoc-o-lao-cai-236660.html#respond Fri, 25 Oct 2024 01:43:32 +0000 https://quyhyvong.com/?p=236660 Từ ngày 21-23/10, Quỹ Hy vọng trao gần 2 tỷ đồng tài trợ cho 8 trường ở ba huyện Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên của tỉnh Lào Cai, giúp tái thiết sau do bão Yagi.

Các trường được tài trợ gồm một trường THCS ở huyện Bảo Yên, hai trường mầm non, một trường THCS ở huyện Bắc Hà, ba trường mầm non và một trường THCS ở huyện Bát Xát.

Quỹ Hy vọng cùng Câu lạc bộ cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ - Vusac trao 220 triệu đồng cho trường PTDTBT THCS Cốc Ly số 2, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, ngày 21/10/2024. Ảnh: Quỳnh Anh
Quỹ Hy vọng cùng Câu lạc bộ cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ – Vusac trao 220 triệu đồng cho trường PTDTBT THCS Cốc Ly số 2, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, ngày 21/10/2024. Ảnh: Quỳnh Anh

Tại trường THCS số 1 Phố Ràng, huyện Bảo Yên, Quỹ Hy vọng đã tài trợ 500 triệu đồng để sơn lại khoảng 5.000 m2 tường lớp học, khắc phục nền nhà bị sụt lún và mua sắm trang thiết bị hỏng hóc do lũ.

Trường THCS Bản Vược, huyện Bát Xát trong ngày 22/10 nhận được 600 triệu đồng tu sửa khu nhà ăn của gần 100 em học sinh bán trú bị sụp đổ do bão Yagi.

Khu nhà ăn của gần 100 em học sinh bán trú trường THCS Bản Vược, huyện Bát Xát bị sập do bão Yagi, ngày 12/9/2024. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Khu nhà ăn của gần 100 em học sinh bán trú trường THCS Bản Vược, huyện Bát Xát bị sập do bão Yagi, ngày 12/9/2024. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Theo thống kê từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Hà, tính đến ngày 23/10 có 26 trường đề xuất di dời, xây mới, 13 trường cần tu sửa vì bị thiệt hại nặng.

Huyện Bát Xát cũng có 34 trường học bị ảnh hưởng sau thiên tai. Nhiều công trình nhà vệ sinh, nhà bán trú, lớp học không sử dụng được.

Thống kê thiệt hại của huyện Bảo Yên tính đến ngày 20/9 ghi nhận thiệt hại khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, hơn 4.000 ngôi nhà bị cuốn trôi, vùi lấp sau bão lũ, trên 31 công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa bị hư hại nặng.

Chiến dịch “Cùng đồng bào vượt lũ” do Quỹ Hy vọng thực hiện tại Lào Cai nhận được sự đồng hành của Công ty TNHH De Heus (380 triệu đồng), Nhóm cộng đồng người Việt tại nước ngoài – Chung tay vì Việt Nam (250 triệu đồng), Viettel Money và GiveNow (200 triệu đồng), Home Credit (150 triệu đồng), Câu lạc bộ cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ – Vusac (110 triệu đồng), Công ty Ceragem (48 triệu đồng), nền tảng giao hàng siêu tốc Lalamove và hàng nghìn độc giả VnExpress.

Đồng hành cùng Quỹ Hy vọng trong hai chuyến đi thực tế ở Yên Bái và Lào Cai, bà Nguyễn Ngọc Thụy Ti, đại diện công ty TNHH De Heus chia sẻ mong muốn có thể góp sức phần nào giúp các trường học sớm được khôi phục, sửa chữa sau thiên tai.

“Đến tận nơi, chúng tôi càng thấu hiểu và đồng cảm hơn với nỗi mất mát của người dân nơi đây. Hỗ trợ các trường cải thiện cơ sở vật chất, giúp trẻ em có môi trường học tập tốt cũng là trách nhiệm của chúng tôi”, bà Thụy Ti chia sẻ.

Góp 250 triệu đồng vào Quỹ Hy vọng, bà Vũ Ngọc Diễm Hằng, đại diện nhóm “Chung tay vì Việt Nam” cho biết số tiền ủng hộ chủ yếu đến từ cộng đồng người Việt sinh sống tại Mỹ.

Bà Hằng cùng các thành viên nhóm mong muốn kết nối với Quỹ Hy vọng, trực tiếp đến khảo sát và hỗ trợ kịp thời các nơi bị thiệt hại.

“Không chỉ người Việt, nhóm cũng nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ nhiều người ngoại quốc. Nhìn cảnh các trường học ở Lào Cai bị sạt lở, lớp học vùi trong bùn đất, chúng tôi muốn nhanh chóng trao kinh phí tái thiết cho các trường”, bà Hằng chia sẻ.

Công ty TNHH De Heus tặng áo ấm, thú bông, bánh, sữa, sách, truyện cho các em học sinh ở Lào Cai, ngày 23/10/2024. Ảnh: Quỳnh Anh
Đại diện công ty TNHH De Heus tặng áo ấm, thú bông, bánh, sữa, sách, truyện cho các em học sinh ở Lào Cai, ngày 23/10/2024. Ảnh: Quỳnh Anh

Trong chuyến hỗ trợ tái thiết ở Lào Cai, ngoài tài trợ kinh phí sửa chữa, trang bị đồ dùng học tập, Quỹ Hy vọng còn trao tặng cho học sinh và người dân các sản phẩm quần áo Re.Uniqlo.

Bên cạnh đó, công ty TNHH De Heus cũng tặng hàng trăm suất quà và gần 9.000 cuốn vở cho học sinh của 8 trường.

Tính đến ngày 22/10, chiến dịch “Cùng đồng bào vượt lũ” do Quỹ Hy vọng – Báo VnExpress khởi xướng đã nhận được hơn 10 tỷ đồng.

Trước đó, Quỹ đã trao gần 1 tỷ đồng cho 9 điểm trường ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và 1,5 tỷ đồng cho 7 trường ở Yên Bái. Sắp tới, Quỹ tiếp tục phối hợp cùng các địa phương để khảo sát, đánh giá thiệt hại và lên phương án xây mới các điểm trường có nguy mất an toàn do nứt vỡ, phải di dời sau bão lũ.

Độc giả có thể ủng hộ chiến dịch tại đây.

Thanh Nga

]]>
https://quyhyvong.com/gan-2-ty-dong-tai-thiet-8-truong-hoc-o-lao-cai-236660.html/feed 0
Nụ cười học sinh vùng cao khi có nhà vệ sinh đạt chuẩn https://quyhyvong.com/nu-cuoi-hoc-sinh-vung-cao-khi-co-nha-ve-sinh-dat-chuan-236629.html https://quyhyvong.com/nu-cuoi-hoc-sinh-vung-cao-khi-co-nha-ve-sinh-dat-chuan-236629.html#respond Thu, 24 Oct 2024 02:24:47 +0000 https://quyhyvong.com/?p=236629 Đi vệ sinh là nỗi ám ảnh trong thời gian dài của Thào Thị Dung, học sinh lớp 9A2, Trường Tiểu học và THCS Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu bởi nhà vệ sinh cũ, xuống cấp, tắc gây mùi hôi thối. Một khu sinh hoạt chung, có khi phục vụ cho cả trăm người, việc xếp hàng đợi đến lượt không phải là chuyện hiếm tại điểm trường vùng cao này.

5h sáng, Dung tỉnh giấc. Như mọi ngày, việc đầu tiên em làm là gọi người bạn thân nằm cạnh giường của khu nội trú dậy đi vệ sinh, để tránh cảnh xếp hàng chờ đợi hàng tiếng đồng hồ.

“Nhà vệ sinh dễ bị tắc vì nhiều em nhỏ không biết nên bỏ cả que, giấy cứng, thậm chí đá vào bồn cầu, bốc mùi khó chịu”, Dung kể.

Buổi tối, em cũng tranh thủ đi vệ sinh trước giờ đi ngủ 30 phút để không phải chờ đợi, vì rất đông người. Chưa kể, khu công trình phụ cách xa khu nội trú, nên chẳng may nửa đêm có nhu cầu đi vệ sinh, em phải gọi một bạn dậy đi cùng để đỡ sợ. Hôm nào nhà vệ sinh tắc, em cùng các bạn phải đi lên đồi để kiếm chỗ, vừa xa vừa sợ trời tối, nên nhiều lúc Dung cố nhịn.

Nhà Dung cách trường gần 10 km, lại nằm trong diện gia đình hoàn cảnh khó khăn khi gia đình có 6 anh chị em, bố chạy xe, mẹ làm nương rẫy, nên từ năm lớp 6 Dung đã sinh hoạt nội trú tại trường.

Trường Tiểu học và THCS Sơn Bình hiện có 1.026 học sinh, trong đó có 254 học sinh nội trú ăn ngủ tại trường, nên nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm rất lớn. Đặc biệt, từ năm 2021, địa phương sáp nhập trường tiểu học và THCS nên khu vệ sinh trở nên quá tải. Mỗi lần vệ sinh cá nhân là một lần áp lực với các học sinh nơi đây.

Cô Lê Thị Thùy Nhung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết các thầy cô thường xuyên phải xử lý tình trạng tắc. “Thậm chí khi khó khăn quá, thầy cô phải hướng dẫn các bạn lớn cấp hai dậy sớm, tự tìm chỗ vệ sinh ở phía sau đồi, để nhường nhà vệ sinh cho các em nhỏ cấp một”, cô Nhung nói.

Học sinh tại điểm trường Pho Xin Chải, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tả Lèng xếp hàng chờ đi vệ sinh ở nhà vệ sinh tạm, trước khi được xây nhà vệ sinh mới đạt chuẩn.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại vùng núi cao Mù Cang Chải, Yên Bái. Em Cứ Thị Sùng, học sinh lớp 6, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang, sống cùng ông bà, sau khi mẹ đơn thân có hạnh phúc mới. Như bao người dân bản làng nơi đây, em lớn lên trong căn nhà gỗ cheo leo vách núi.

Sùng kể, nhà em không có nhà vệ sinh, chỉ dựng tạm bằng vài mảnh ván thưng sơ sài hoặc giải quyết việc vệ sinh cá nhân ở những bãi đất, đồi trống. Thói quen này tiềm ẩn nhiều dịch bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp… đặc biệt là đối với trẻ em.

May mắn, Sùng có cậu chăm sóc, đồng thời, được các thầy cô nơi đây vận động đi học, nhận nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước cho trẻ em vùng cao. Em được tới trường và ở bán trú từ thứ hai đến sáng thứ bảy. Hết ngày học tại trường, nếu không có cậu tới đón, em cùng các bạn đi bộ quãng đường 17 km dốc núi trở về nhà.

Việc đi học còn nhiều vất vả với một cô bé nhỏ thó, nhút nhát như Sùng, nhưng với em, đây là cơ hội để được sinh hoạt an toàn, hạnh phúc hơn. Ở trường có cơm ăn đầy đủ ba bữa, học tập và thầy cô luôn túc trực, nếp sinh hoạt hàng ngày sạch sẽ.

Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang (Mù Cang Chải) sử dụng nhà vệ sinh mới.

Điều kiện sống được cho là tốt hơn ở nhà rất nhiều, song Sùng cùng các bạn vẫn gặp khó khăn khi sinh hoạt chung tại trường. Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang có số lượng học sinh lớn. Hàng ngày, các em phải dậy từ tờ mờ sáng, chạy nhanh đi xếp hàng chờ vệ sinh cá nhân để kịp ăn sáng và lên lớp.

Không chỉ vậy, do đặc thù địa chất, khu vực nhà vệ sinh của trường thường xảy ra sụt lún, gây vỡ nền. Thầy cô phải khẩn trương chỉ dẫn các em sử dụng nhà vệ sinh còn lại, dẫn tới việc quá tải, tắc nghẽn thường xuyên xảy ra. “Giờ ra chơi chỉ có 5 phút, nhiều lúc em chạy nhanh hết sức, chờ hết giờ rồi vẫn còn hàng dài xếp hàng đợi đến lượt”, nữ sinh người H’mông kể lại.

Cô Sùng Thị Ninh – giáo viên phụ trách mảng bán trú trường Khao Mang cũng cho biết, buổi sáng, trước giờ đi học là lúc cao điểm. Các em phải xếp hàng dài để chuẩn bị cho ngày mới, nhiều học sinh phải vào lớp muộn vì lý do chờ sử dụng nhà vệ sinh.

“Đôi khi, nhà vệ sinh tắc nghẽn mà lại gần nhà ăn, gây ảnh hưởng đến nhà bếp. Thầy cô phải túc trực, xử lý nhanh chóng để tránh ảnh hưởng lâu tới các con. Cũng có lúc đường nước hỏng, các thầy phải lên nguồn trên núi cao để sửa chữa”, cô nói thêm.

Công trình nhà vệ sinh đạt chuẩn, đảm bảo vệ sinh và tiện nghi cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang

Câu chuyện của Dung, Sùng và các thầy cô trường Sơn Bình, Khao Mang cũng là thực trạng chung mà hàng nghìn học sinh vùng cao tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái và huyện Tam Đường, Lai Châu đang gặp phải.

Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải, hiện nay mỗi đơn vị trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn chỉ có một công trình vệ sinh, trong khi số lượng học sinh tại trường đông nhất là trên 1.000 em, thấp nhất là trên 560 em. “Việc xây dựng công trình vệ sinh cho học sinh thực sự là một vấn đề cấp bách, cần được giải quyết”, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải chia sẻ.

Mù Cang Chải cũng là một trong 74 huyện nghèo nhất nước, huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. 13/13 xã của huyện đều thuộc xã đặc biệt khó khăn, hơn 91% dân cư là đồng bào dân tộc Mông; tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.

Tam Đường là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Lai Châu, với 85% dân cư là người đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm hơn 40%. Bà Đoàn Thị Hiền, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết các trường học ở đây vẫn còn 55 nhà vệ sinh tạm, bán kiên cố.

Giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải hướng dẫn học sinh rửa tay theo bảng hướng dẫn dán trên tường nhà vệ sinh.

Qua khảo sát của Quỹ Hy vọng, nhiều công trình vệ sinh trường học của hai huyện này đã xuống cấp, hư hỏng do quá niên hạn sử dụng và quá tải do đông học sinh. Tại một số trường, nhà vệ sinh xây tạm bợ, chật hẹp, bốc mùi, ứ đọng nước… Trước thực trạng đó, với nguồn tài trợ của nhãn hàng Enterogermina thuộc Opella Việt Nam – ngành hàng chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng của Sanofi tại Việt Nam, Quỹ Hy vọng đã xây mới 20 nhà vệ sinh tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái và huyện Tam Đường, Lai Châu.

Sau hơn ba tháng triển khai, ngày 3/10, toàn bộ hệ thống 20 khu nhà vệ sinh mới đã khánh thành, được đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện chất lượng sống và xây dựng môi trường học tập tốt đẹp hơn cho trẻ em vùng cao.

Các công trình khánh thành, bàn giao đợt này gồm 20 cụm nhà vệ sinh với từ 4 đến 12 khoang sử dụng. Cụm có quy mô thiết kế dựa trên số học sinh của từng trường, có cửa che chắn, chia phân khu nam – nữ với lối đi riêng, trang bị đầy đủ bệ xí, bồn rửa tay, hệ thống nước cấp – xả, hệ thống tự huỷ, biển bảng hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh và rửa tay đúng cách.

Ngày đầu sử dụng nhà vệ sinh mới, Thào Thị Dung cho biết, em và các bạn bất ngờ xen lẫn thích thú khi được sử dụng khu vệ sinh mới sạch đẹp, thoáng mát, lại rộng rãi, không còn cảnh phải lên đồi, hay nhịn như trước đây.

“Từ khi có nhà vệ sinh mới từ 4 đến 12 khoang cho nam nữ riêng, thầy cô và các con rất phấn khởi vì nhà vệ sinh mới sạch sẽ. Các con không phải xếp hàng chờ đợi nhau như trước”, cô Nhung nói thêm.

Học sinh tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu.

Tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang, Cứ Thị Sùng và các bạn cũng hào hứng sử dụng công trình mới, có đường nước xả trực tiếp, bồn rửa, bảng hướng dẫn ngay trên tường nên dễ dọn dẹp, vệ sinh hơn. “Từ giờ, em không phải sợ mùi, sợ quên cách rửa tay nữa”, Sùng chia sẻ.

Cách đó khoảng 20 km, Sùng Thị Hà (học sinh lớp 9, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Chế Cu Nha) bày tỏ niềm vui khi không còn phải cùng bạn khệ nệ xách nước mỗi khi đi vệ sinh. “Có lần em quên là đã có nhà vệ sinh mới, xách xô nước đến nơi mới nhớ ra giờ mình không cần phải làm thế nữa”, em vui vẻ nói.

Không chỉ học sinh, những người giáo viên tận tụy huyện Mù Cang Chải cũng vui mừng khi các em có nơi sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Ông Nguyễn Tân Phong – giáo viên, phụ trách bán trú trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Mồ Dề, “người bố” của hơn 1.000 học sinh nơi đây chia sẻ, trước đây, cứ 2-3 ngày, nhà vệ sinh tắc một lần. Ngoài việc thường xuyên thông tắc, thầy cũng hướng dẫn nhiều học sinh lớn tìm cách giải quyết khi thầy không có mặt tại trường.

Là người gần gũi với học sinh hàng ngày, ông không chỉ vui, mà còn an tâm hơn khi các con đỡ vất vả mỗi khi giải quyết nhu cầu cá nhân. “Công trình mới sạch sẽ hơn, kiên cố, cửa chắc chắn hơn. Các con cũng biết giữ gìn, vệ sinh sạch hơn, bớt đi mùi hôi”, thầy Phong nói.

Học sinh tại huyện Tam Đường, Lai Châu rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Bà Mai Thị Thanh Hương, Giám đốc Đối ngoại Sanofi tại Việt Nam- đại diện nhà tài trợ của dự án Vệ sinh học đường, cho biết rất vui mừng khi thấy sự thay đổi từ các nhà vệ sinh xuống cấp thành nhà vệ sinh đạt chuẩn.

“Chứng kiến học sinh quay lại trường trong năm học mới và được sử dụng công trình mới, lại được học các thói quen giữ gìn vệ sinh tốt, chúng tôi rất phấn khởi khi góp phần chung tay giúp các em dần xóa bỏ nỗi ám ảnh mang tên nhà vệ sinh”, chị Hương cho hay.

Bên cạnh 20 công trình này, Quỹ Hy vọng còn thực hiện dự án “Vệ sinh học đường” tại huyện Sông Mã và Vân Hồ, Sơn La; huyện Mường Nhé, Điện Biên; huyện Đồng Văn, Hà Giang và huyện Hưng Hà, Thái Bình. Trong hai năm, 100 công trình và các hoạt động hướng dẫn, tập huấn đã đem tới những nhà vệ sinh sạch sẽ, an toàn và góp phần nâng cao nhận thức về vệ sinh học đường cho gần 20.000 học sinh, giáo viên ở 5 huyện.

Chương trình đặt mục tiêu năm 2025, 100% trường học có nhà vệ sinh, trong đó 50% đơn vị có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.

Các hoạt động này của Quỹ Hy vọng hướng tới ba mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc: đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện; thúc đẩy điều kiện vệ sinh và nước sạch; giảm bất bình đẳng trong xã hội.

Đồng thời, dự án cũng hưởng ứng chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng phê duyệt, giúp trẻ em Việt Nam ngày càng khỏe mạnh hơn. Chương trình đặt mục tiêu năm 2025, 100% trường học có nhà vệ sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.Video Player is loading.DừngHiện tại 0:02/Thời lượng 2:25Đã tải: 0%Tiến trình: 0%Bỏ tắt tiếngToàn màn hình

Nội dung: Nhật Lệ – Nguyễn Phượng
Thiết kế: Hằng Trịnh
Ảnh: Tùng Đinh, Duy Anh

]]>
https://quyhyvong.com/nu-cuoi-hoc-sinh-vung-cao-khi-co-nha-ve-sinh-dat-chuan-236629.html/feed 0
Quỹ Hy vọng và FPT Polytechnic xây trường mới ở Điện Biên https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-va-fpt-polytechnic-xay-truong-moi-o-dien-bien-236626.html https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-va-fpt-polytechnic-xay-truong-moi-o-dien-bien-236626.html#respond Wed, 23 Oct 2024 02:00:00 +0000 https://quyhyvong.com/?p=236626 FPT Polytechnic gây quỹ được hơn 500 triệu đồng, góp vào Quỹ Hy vọng để xây mới điểm trường Bản Nghịu, trường Mầm non số 1 Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ.

Bà Nguyễn Thị Trang, Trưởng môn Kỹ năng mềm của Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội, cho biết từ tháng 4, sinh viên trường đã triển khai nhiều hoạt động như bán hàng, mở dịch vụ sửa chữa đồ điện, kinh doanh online, dành toàn bộ lợi nhuận cho chương trình “Ánh sáng học đường” của Quỹ Hy vọng.

“Có nhóm lãi vài trăm nghìn đồng, nhóm thì vài triệu đồng. Khi số tiền ngày càng lớn, chúng tôi mong muốn gửi hết vào Quỹ Hy vọng để cùng góp sức vào những dự án xã hội ý nghĩa, thiết thực”, bà Trang nói.

Là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, tham gia dự án bán hàng gây quỹ, Vũ Văn Tuyền, 26 tuổi cho biết đã có những trải nghiệm như đi bán bút. “Số tiền lãi tuy không nhiều nhưng tất cả sinh viên đều cố gắng hết sức vì biết rằng đây cũng là một khoản để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội”, Tuyền nói.

Sinh viên trường Cao đẳng FPT Polytechnic tham gia dự án bán hàng gây quỹ từ thiện.
Sinh viên trường Cao đẳng FPT Polytechnic tham gia dự án bán hàng gây quỹ từ thiện. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Cô Trần Như Quỳnh, hiệu trưởng Trường mầm non số 1 xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ cho biết Quỹ Hy vọng và FPT Polytechnic tài trợ xây mới hai phòng học, nhà vệ sinh khép kín, nhà bếp, hàng rào, sân. Những cơ sở vật chất này giúp học sinh có môi trường học tập tốt hơn cũng như rút ngắn quãng đường từ nhà tới trường.

Điểm trường Bản Nghịu, trường Mầm Non số 1 xã Pá Khoang được xây từ năm 2010. Trường có hai lớp học, mái lợp tạm bằng tôn. Năm 2021, khi cơ sở vật chất xuống cấp, ngày mưa bão nước thấm dột, không đảm bảo an toàn cho học sinh, nhà trường buộc phải chuyển học sinh điểm Bản Nghịu về điểm trường chính ở trung tâm xã cách 3 km.

“Giờ được xây trường mới ở Bản Nghịu, cách điểm cũ 800 m, ở vị trí an toàn, phụ huynh thuận tiện đi đón con, một số em nhỏ bố mẹ đi làm xa thầy cô cũng có thể hỗ trợ đưa về nhà”, hiệu trưởng nói.

Điểm trường bản Nghịu, trường Mầm Non số 1 xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ được xây từ năm 2010 đến năm 2021 đã bị phá bỏ. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Điểm trường Bản Nghịu, trường Mầm Non số 1 xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ được xây từ năm 2010 đến năm 2021 đã phải phá bỏ vì xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Đồng hành cùng Quỹ Hy vọng trong dự án “Ánh sáng học đường” với hoạt động xây trường cho học sinh vùng cao, bà Nguyễn Thị Trang mong muốn sinh viên FPT Polytechnic trên toàn quốc khi học môn Phát triển cá nhân sẽ hưởng ứng tham gia dự án bán hàng gây quỹ từ thiện, chung tay vì cộng đồng.

“Qua dự án, ngoài học được cách làm việc nhóm, sinh viên cũng học được cách cho đi, chia sẻ trong cuộc sống, có trách nhiệm với cộng đồng. Đội ngũ giảng viên nhiệt tình ủng hộ các sản phẩm sinh viên bán, tạo động lực cho các em kinh doanh để gây quỹ”, đại diện dự án cho biết.

“Ánh sáng học đường” là chương trình thực hiện từ năm 2018. Đến nay, hơn 40 điểm trường mới với hàng trăm phòng học, phòng bán trú được xây mới, trải dài từ Bắc đến Nam.

Bên cạnh đó, 120 nhà vệ sinh khang trang đã được khánh thành tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Thái Bình, Yên Bái, Lai Châu. Hơn 90 ngôi trường cũ mốc được thay áo mới, hơn 50 thư viện điện tử đã được trao tặng đến các trường học khó khăn ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.Năm 2024, chương trình Ánh sáng học đường đặt mục tiêu xây mới 13 điểm trường, 70 nhà vệ sinh, sơn sửa mới 50 trường học, trao 35 thư viện điện tử cho trẻ em vùng khó khăn. Đồng hành cùng chương trình tại đây.

Ngoài những chiến dịch bán hàng gây quỹ từ thiện, vào ngày 13 hàng tháng cộng đồng FPT Polytechnic Hà Nội vẫn duy trì hoạt động “Góp bữa ăn sáng, tiếp nguồn tri thức Việt” với hình thức góp tiền giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.

Đầu năm 2024, nhà trường đã tổ chức các hoạt động như trao tặng sách, thiết bị học tập, xây khu vui chơi cho học sinh điểm trường Thôn Đục, trường Tiểu học Bát Mọt 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Đồng thời, trường cũng tổ chức những dự án cộng đồng như “Định nghề nghiệp – Hướng tương lai” với lớp học lập trình miễn phí cho các em nhỏ tại làng trẻ em Birla và Trung tâm Bảo trợ xã hội Số 3.

Bên cạnh đó, trường còn có dự án “Vững vàng tâm thế – Thiết kế tương lai” với những khóa học miễn phí cho các em nhỏ làng trẻ em Birla như: học mỹ thuật, thiết kế đồ họa, võ Vovinam.

Ngoài ra, dịp 27/7 vừa qua, giảng viên, sinh viên nhà trường cũng tổ chức hoạt động dâng hương, dọn dẹp nghĩa trang nhằm tri ân, tưởng nhớ các liệt sỹ.

Mai Chi

]]>
https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-va-fpt-polytechnic-xay-truong-moi-o-dien-bien-236626.html/feed 0
Cuộc sống mới của hai em bé sau ghép tủy đồng loại https://quyhyvong.com/cuoc-song-moi-cua-hai-em-be-sau-ghep-tuy-dong-loai-236623.html https://quyhyvong.com/cuoc-song-moi-cua-hai-em-be-sau-ghep-tuy-dong-loai-236623.html#respond Mon, 21 Oct 2024 16:00:00 +0000 https://quyhyvong.com/?p=236623 Phạm Lê Hoàng Vương, 8 tuổi, nói “biết ơn” sau ca ghép tủy thành công điều trị tan máu bẩm sinh, hàng tháng không còn phải đến viện truyền máu.

Giữa tháng 10, gia đình anh Phạm Văn Hảo ở Đà Nẵng rộn ràng tiếng cười khi bé Vương xuất viện khỏe mạnh sau ca ghép tế bào gốc. Hai tuần sau ghép, sức khỏe đã tốt hơn, bé chạy loanh quanh với mái đầu trọc, giọng nói hồn nhiên vô tư.

“Con vui vì khỏi bệnh, biết ơn các cô chú bác sĩ”, bé nói, rồi xoa đầu tự an ủi “tóc con rụng hết rồi mọc lại thôi”. Cả gia đình đều mong chờ ngày sức khỏe Vương hoàn toàn ổn định để quay lại trường học. Anh Hảo cười “sướng lắm, hơn trúng số độc đắc” bởi từ nay con không còn phải đến viện truyền máu mỗi tháng nữa.

Vương là một trong hai em bé bị bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), được Bệnh viện Trung ương Huế ghép tủy đồng loại thành công vào đầu tháng 10. Đây là ca ghép tủy đồng loại đầu tiên tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện thứ ba, sau Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, thực hiện kỹ thuật ghép tủy đồng loại cho trẻ bị tan máu bẩm sinh.

Ghép tủy đồng loại là sử dụng tế bào gốc tạo máu từ người thân cùng huyết thống hoặc người không cùng huyết thống truyền cho người bệnh. Kỹ thuật này khác với ghép tế bào gốc tự thân, là sử dụng tế bào gốc tạo máu của chính người bệnh (được thu gom và lưu trữ), sau đó được truyền lại cho người bệnh.

Bệnh nhi điều trị tại viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bé Phạm Lê Hoàng Vương khi điều trị tại viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Vương là con trai thứ ba trong gia đình nghèo, bố 61 tuổi ốm yếu không làm việc được, mẹ 50 tuổi là công nhân. Bé Vương lúc 2 tuổi bị sốt, xét nghiệm phát hiện thiếu máu nặng, bác sĩ chẩn đoán mắc rối loạn sinh tủy. Đây là nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu, tỷ lệ di truyền cao, biện pháp điều trị chủ yếu là truyền máu (truyền khối hồng cầu) và thải sắt hàng tháng.

Gần 6 năm qua, mỗi tháng một hoặc hai lần bố mẹ đưa con đến viện, cách nhà hơn 100 km, để truyền máu trong 4-6 tiếng. “Bé thường bị da vàng hay sốt, phải đến viện ngay”, mẹ bé kể, thêm rằng gia đình cố gắng lắm nhưng nhiều lúc bất lực vì không đủ tiền mua thuốc cho con.

Thường xuyên truyền máu nên bé Vương bị ám ảnh, ban đầu mỗi lần thấy kim tiêm là sợ, quấy khóc, la hét đòi về. Lớn dần lên, bé hiểu chuyện và quen với bệnh viện, dũng cảm hơn, “không sợ, không đau, con quen rồi”.

“Con rất kiên cường, đau vẫn cười”, chị Vy cho hay. Bệnh tật ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, Vương thấp còi, mặt nhợt nhạt. Thầy cô bảo “cháu có sức đâu mà học”, tuy vậy bé luôn cố gắng tranh thủ học và thi, lên lớp thành công.

Bệnh nhi thứ hai là bé Trần Viết Thiện điều trị tại viện. Ảnh: Gia đình cung cấp
Bé Trần Viết Thiện tại viện. Ảnh: Gia đình cung cấp

Trần Viết Thiện, 4 tuổi, là em bé thứ hai ghép tế bào gốc đồng loại đợt này. Cũng như Vương, bé Thiện mắc bệnh tan máu bẩm sinh mặc dù khi chào đời không có biểu hiện bất thường. Theo chị Phạm Thị Thúy, 31 tuổi, mẹ bé, khi con gần 2 tuổi bị sốt mới phát hiện bệnh thalassemia, điều trị thải sắt và truyền máu định kỳ hàng tháng tại Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng.

“Có lẽ số phận an bài, tuổi thơ của con gắn liền với bệnh viện, da lúc nào cũng xanh xao mệt mỏi”, chị Thúy nói. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, thu nhập chỉ vài triệu đồng/tháng, hai vợ chồng vẫn chạy vạy, kiên trì tháng này qua tháng khác chữa trị cho con bằng mọi cách.

Các bác sĩ khuyên cách duy nhất để các cháu khỏi bệnh là ghép tế bào gốc, nếu không cuộc sống gắn liền với bệnh viện. Sau một thời gian dài thải sắt và truyền máu, trẻ nguy cơ gặp các biến chứng ứ đọng sắt trên cơ thể gây suy tim, xơ gan…

Tuy nhiên, chi phí một lần ghép tế bào gốc khá cao, khoảng 500 triệu đồng, trong khi tiền nằm phòng cách ly, vô khuẩn không được bảo hiểm y tế chi trả. Gia đình không đủ chi trả.

May mắn, Thiện và Vương được chương trình Mặt trời Hy vọng (Quỹ Hy vọng – VnExpress) hỗ trợ một phần chi phí truyền tế bào gốc. Nhờ vậy, hai bé được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế ghép tủy đồng loại thành công.

“Cả gia đình mong chờ ngày sức khỏe con hoàn toàn ổn định để quay lại trường học”, bố bé Vương cho biết.

Hai bệnh nhi trong lễ xuất viện sau thành công ca ghép tế bào gốc, ngày 7/10. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hai bệnh nhi trong lễ xuất viện sau thành công ca ghép tế bào gốc, ngày 7/10. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thalassemia tạo gánh nặng vô cùng lớn cho các gia đình bệnh nhân. Chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Việt Nam ước tính có khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh thalassemia. Chưa kể, nhiều người mang gene di truyền bệnh này mà không biết bởi không có biểu hiện đặc biệt hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Mỗi năm cần có trên 2.000 tỷ đồng để tất cả bệnh nhân có thể được điều trị và khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Đây là bệnh di truyền, gia đình có người mắc bệnh thì anh chị em đều phải sàng lọc bệnh. Hai người cùng mang gene bệnh thì không nên kết hôn với nhau; nếu kết hôn cần phải chẩn đoán trước sinh. Hai người mang gene bệnh cưới nhau thì 50% con sinh ra mang gene này; 25% trẻ bị bệnh ở mức độ nặng, phải truyền máu và điều trị bằng thuốc cả đời; chỉ 25% trẻ chào đời khỏe mạnh.

Thalassemia là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai của giống nòi. Phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất thông qua xét nghiệm sàng lọc, phát hiện gene bệnh trong giai đoạn tiền hôn nhân và tiền thai sản. Nếu biết bản thân mang gene bệnh, vợ chồng nên kiểm tra và nhờ bác sĩ tư vấn, theo dõi.

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn bị bệnh tật, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Độc giả có thể xem thông tin chương trình tại đây.

Thúy Quỳnh

]]>
https://quyhyvong.com/cuoc-song-moi-cua-hai-em-be-sau-ghep-tuy-dong-loai-236623.html/feed 0
Đường vào đời của cô bé mồ côi cụt chân https://quyhyvong.com/duong-vao-doi-cua-co-be-mo-coi-cut-chan-236516.html https://quyhyvong.com/duong-vao-doi-cua-co-be-mo-coi-cut-chan-236516.html#respond Mon, 21 Oct 2024 04:53:26 +0000 https://quyhyvong.com/?p=236516 TP HCM_13 năm trước, cô bé 6 tuổi Hoàng Oanh mất mẹ, hai tháng sau bị xe tải cán nát chân, cánh cửa cuộc đời tưởng như đã đóng sập trước mắt.

Nhưng 13 năm sau, khi biết tin Nguyễn Thị Hoàng Oanh đỗ Đại học Phenika, nhiều người trong khu trọ nằm ở phường 9, quận Gò Vấp không khỏi ngỡ ngàng.

Trước khi chia tay ra Hà Nội đi học, cô gái sinh năm 2005 hứa cố gắng giành học bổng để bà không phải đi bán vé số kiếm tiền học phí cho mình nữa.

Nguyễn Thị Hoàng Anh hiện đang ở kí túc xá đại học Phenika Hà Nội, ngày 16/10/2024. Ảnh: Hải Hiền
Nguyễn Thị Hoàng Oanh đang ở kí túc xá đại học Phenika Hà Nội, ngày 16/10. Ảnh: Hải Hiền

Bà Trần Thị Lê Tuyết, em gái của bà ngoại Hoàng Oanh, đã cưu mang mẹ con em từ lúc cô bé lọt lòng. Năm cô bé 6 tuổi, mẹ em phát hiện mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

Không có tiền chữa trị, người mẹ được một tu viện nhận chăm sóc cuối đời. Mỗi lần vào thăm, thấy bà rên rỉ vì đau, cô bé lại giơ bàn tay bé xíu xoa nhẹ vào lưng, hứa lớn lên làm bác sĩ để chữa cho mẹ.

Ngày mẹ mất, Hoàng Oanh vừa qua sinh nhật 6 tuổi nhưng chưa được đi học vì thất lạc giấy tờ. Hai tháng sau, cô bé bị ô tô tải nghiền nát chân trái trong một vụ tai nạn trên quốc lộ.

Tỉnh dậy trong bệnh viện, thấy một chân của mình đã biến mất, Hoàng Oanh hoảng sợ hỏi bà Tuyết. Người bà nói dối là phải ăn khỏe, ra viện rồi chân sẽ mọc lại. Cô bé tin vậy, bữa nào cũng cố ăn hết suất cơm, mong ngày chân mọc đủ lại được chạy nhảy như trước.

Nhưng chờ mãi vẫn thấy chân trái chỉ là một nhúm thịt lủng lẳng. Gặng hỏi thì bà Tuyết ôm mặt khóc. Với một đứa trẻ 6 tuổi, nỗi đau của người bà dường như tác động lớn hơn cả việc bị cắt cụt chi. Từ đó, cô bé không hỏi thêm về việc “mọc chân” nữa.

Mất một chân nên lúc đầu Hoàng Oanh không thể tự đứng dậy. Có mạnh thường quân tặng chiếc chân giả, nhưng mỗi khi tháo rời, chỗ da tiếp xúc lại rỉ máu rồi phồng rộp mụn nước. Hàng xóm thương tình mua cho đôi nạng, cô bé dùng tập đi mỗi ngày và gọi nó với biệt danh “người bạn chân thép”. Không chỉ hỗ trợ đi đứng, “người bạn chân thép” còn đồng hành với Hoàng Oanh suốt những năm đi học.

Những ngày đầu đi học về, cô bé thường quẳng đôi nạng vào một góc, trốn trong chăn rồi bỏ ăn. Ngày nào đón cháu từ trường, bà Tuyết cũng chạy xe qua những nơi có người vô gia cư rồi nhắn nhủ: “Con còn may mắn hơn nhiều người vì có nhà để ở, cơm để ăn và mọi người để yêu thương”.

Ngoài hai con, để có tiền nuôi thêm đứa cháu họ ăn học, bà Tuyết nhận thêm vé số về bán. Cả nhà 5 người chi tiêu tằn tiện từ thu nhập bán vé số cùng tiền công phụ hồ của người chồng.

Năm học lớp 2, Hoàng Oanh xin đi theo bà để bán vé số cùng. Từ ngày đó, người dân xung quanh công viên Lạc Hoa, quận Gò Vấp thường nhìn thấy cô bé 8 tuổi chống nạng đi cạnh người phụ nữ gầy guộc chào mời mọi người mua xổ số.

Trừ ngày mưa, hàng ngày hai bà cháu xuất phát từ nhà lúc 19h và kết thúc lúc 21h30. Để ôn bài, Hoàng Oanh tranh thủ giờ ra chơi trên lớp hoặc sau 22h khi công việc kết thúc. Lúc công viên vắng người, cô bé lại mở sách học bài dưới ánh đèn đường.

“Nếu không học sẽ chẳng có tương lai. Bà bảo gia đình không thể hỗ trợ được mãi, vì thế phải tự học cách giúp mình”, Hoàng Oanh nói.

Hoàng Anh tham gia đêm gala cuộc thi vẽ tranh và viết thư Vì một Việt Nam tất thắng 2021. Đại diện Ban tổ chức, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã gọi những em nhỏ tham gia cuộc thi là chiến binh nhí, siêu nhân, những tác giả tuyệt vời. Ảnh: Quỹ Hope
Hoàng Oanh tham gia đêm gala cuộc thi vẽ tranh và viết thư “Vì một Việt Nam tất thắng” năm 2021. Đại diện Ban tổ chức, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã gọi những em nhỏ tham gia cuộc thi là “chiến binh nhí, siêu nhân, những tác giả tuyệt vời”. Ảnh: Quỹ Hy vọng

Những ngày đầu bán vé số, cô bé thấy vui vì kiếm được tiền, có thể mua sách vở quần áo mới. Nhưng niềm vui mất dần sau nhiều lần bị khách từ chối. Thi thoảng gặp bạn bè hay người quen, vài câu nói móc mỉa khiến cô bé mồ côi đau lòng, chỉ muốn bỏ về.

“Nào ai muốn bán vé số, nhưng lao động bằng sức lực của mình cũng đáng quý lắm chứ”, người bà động viên khi thấy cháu gái buồn. Từ lúc đó, cô bé không bao giờ khóc khi ai đó nói những câu tương tự.

Dù nhà nghèo, nhưng bữa cơm gia đình lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, tiếng nói ríu rít của cô cháu gái hay những chuyện vui lượm lặt trên đường bán vé số. Được bà dạy cách yêu thương, Hoàng Oanh biết chia sẻ tình cảm cho người khó khăn hơn. Đó là những lần cô bé tặng phần cơm của mình tới người già lang thang gặp trên đường hay lần móc hết tiền lẻ trong túi trao cho đứa trẻ cơ nhỡ tại công viên.

Trong chuyện kể hàng ngày với bà Tuyết, cô cháu gái cũng thường nhắc tới ước mơ sau này làm bác sĩ sẽ mở một phòng khám miễn phí cho người nghèo. “Được ông bà chăm sóc yêu thương, cháu cũng hy vọng sau này mình làm được những việc như thế”, cô bé nói.

Hoàng Anh luôn cố gắng làm mọi việc giống như người bình thường, dù mất một bên chân. Ảnh: Hải Hiền
Hoàng Oanh luôn cố gắng làm mọi việc giống như người bình thường, dù mất một bên chân trái. Ảnh: Hải Hiền

Cuộc sống khó khăn, gánh nặng mưu sinh đè nặng khiến nhiều đêm vợ chồng bà Tuyết thức trắng cùng những tiếng thở dài. Nhưng thấy cháu gái miệt mài bên bàn học, họ tặc lưỡi bảo nhau dù thế nào cũng cho con bé học tới nơi tới chốn.

Từ tiểu học cho đến trung học phổ thông, năm nào Hoàng Oanh cũng đạt học sinh giỏi. Mùa tựu trường năm 2019, cô bé còn nhận được thư khen của Chủ tịch nước vì nghị lực vượt khó.

Những năm sau đó, cùng với sự giúp đỡ của mạnh thường quân và chính quyền, Hoàng Oanh không phải đi bán vé số nữa. Em tập trung học, nuôi dưỡng ước mơ trở thành bác sĩ. Bà Tuyết vẫn kiên trì với công việc đã gắn bó cả chục năm, phần vì không thể đổi nghề, phần muốn gom tiền cho đứa cháu “học giỏi nhất họ” vào đại học.

Kết thúc lớp 12, với thành tích đạt 24,1 điểm cho ba môn Toán, Hóa, Sinh, Hoàng Oanh trúng tuyển vào khoa Y học cổ truyền của hai trường đại học tại Hà Nội, ngành mà cô bé đánh giá phù hợp với sức khỏe bản thân.

Sở dĩ chọn học tại Thủ đô bởi những trường Hoàng Oanh đăng ký nguyện vọng đều liên kết để đưa sinh viên đi du học.

“Khiếm khuyết không thể cản trở mong muốn sang nước ngoài học tập. Dù mất chân nhưng em không mất hy vọng ở tương lai”, cô gái 19 tuổi nói.

Hải Hiền

]]>
https://quyhyvong.com/duong-vao-doi-cua-co-be-mo-coi-cut-chan-236516.html/feed 0
9 năm đưa cả nhà đi viện https://quyhyvong.com/9-nam-dua-ca-nha-di-vien-235910.html https://quyhyvong.com/9-nam-dua-ca-nha-di-vien-235910.html#respond Tue, 15 Oct 2024 05:00:00 +0000 https://quyhyvong.com/?p=235910 Suốt 9 năm qua, vì là người có sức khỏe tốt nhất nhà, Cải Thị Tình, 41 tuổi, lần lượt phải đưa bố, anh trai, chị gái, chồng và con đi viện.

Đầu tháng 10, chị Tình đưa con trai Cải Thanh Hứu, 4 tuổi, từ xã Bạch Ngọc, huyện Vịnh Xuyên xuống Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) truyền hóa chất. Lần tái khám này trễ so lịch hẹn gần 10 ngày do giao thông ở Hà Giang bị gián đoạn bởi hàng loạt vụ sạt lở.

Người phụ nữ 41 tuổi nói việc đưa con đi viện “chẳng có gì khó khăn”. Từ làm thủ tục nhập viện cho đến chăm sóc bệnh nhân ung thư chị đều thành thạo bởi đã có 9 năm kinh nghiệm. Khó khăn lớn nhất của Tình là tìm đường vì đây là lần đầu xuống Thủ đô.

Tình là con út trong gia đình người Tày có 5 anh chị em. Chị nói bản thân hạnh phúc khi có bố mẹ yêu thương, anh chị em đùm bọc, tìm được người chồng tốt, con ngoan.

Nhưng đó là thời điểm hơn chục năm về trước.

Năm 2015, chị gái thứ hai của Tình phát hiện có u ác tính, phải xuống bệnh viện đa khoa Hà Giang phẫu thuật. Thấy bố mẹ già yếu, anh chị bận việc, cô em út xung phong đi chăm sóc.

Một năm sau, Tình nhận tin chồng bị xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng máu. Thời gian này một mình chị trong bệnh viện chăm hai người bệnh. Ba con nhỏ nhờ bố mẹ hai bên trông nom.

Từ ngày chồng, ốm kinh tế của gia đình kiệt quệ. Nhiều lúc nhà hết gạo, chị lại sang nhà hàng xóm vay hoặc đi mót rau rừng ăn qua bữa. Bà mẹ ba con nói nghèo khổ cũng cố vay tiền chữa bệnh cho chồng và chị gái, hy vọng họ sớm khỏi bệnh. Nhưng mong muốn của chị không thành. Năm 2017, cả hai lần lượt qua đời.

Nỗi đau mất người thân chưa nguôi, anh thứ ba của chị Tình đột ngột mất năm 2018. Cùng năm, anh thứ tư được chẩn đoán bị u mạch. Một lần nữa, người phụ nữ 41 tuổi nhận trách nhiệm xuống viện chăm anh bởi chị dâu bị tâm thần, chị cả mắc bệnh tim, bố mẹ không thạo việc chăm sóc. Toàn bộ tiền viện phí, thuốc men cũng do chị Tình lo liệu.

“Nợ cũ chưa trả hết, nợ mới lại đến, tôi như đâm đầu vào ngõ cụt nhưng dù thế nào cũng phải cứu anh”, chị Tình nói.

Mỗi đợt anh trai được ra viện, người phụ nữ Tày lại tranh thủ xin cấy thêm ruộng bỏ không, đi làm thuê gần nhà và nuôi lợn để tăng thu nhập. Đến kỳ tái khám, chị tạm gác công việc, cùng anh xuống viện.

Năm 2019 chị Tình nên duyên với một gười đàn ông trong xã và sinh thêm con. Đứa trẻ đặt theo họ mẹ là Cải Thanh Hứu bởi cả hai chưa đăng ký kết hôn.

Chị Cải Thị Tình đưa con trai Cải Thanh Hứu, 5 tuổi, từ Hà Giang xuống Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T (một dạng ung thư máu), trưa 11/10. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Chị Cải Thị Tình đưa con trai Cải Thanh Hứu, 4 tuổi, từ Hà Giang xuống Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T (một dạng ung thư máu), trưa 11/10. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Bình yên không lâu, đầu năm 2021, người bố gần 80 tuổi của chị Tình phát hiện bị bệnh tim. Hành trình gần 50 km từ Vị Xuyên xuống bệnh viện tỉnh lại bắt đầu. Chi phí ăn uống, thuốc men cho bố mỗi ngày tốn hơn 100.000 đồng đều dựa vào tiền chị Tình tranh thủ đi xách vữa, rửa bát thuê gần bệnh viện.

Khi số nợ ngày càng lớn, tiền cày cấy, bán lợn con không đủ trả, đầu năm nay chị Tình theo người quen trong xã xuống Hưng Yên phụ hồ. Chủ thầu cam kết trả 200.000-250.000 đồng một ngày công. Làm chưa hết tháng, chị Tình xin nghỉ về quê đưa bố đi viện bởi sức khỏe chuyển biến xấu.

“Nhà có 5 anh chị em, hai người đã mất, hai người đau ốm nên trách nhiệm chăm sóc bố do tôi gánh vác, tiền mất rồi cũng sẽ kiếm lại được”, Tình nói nói.

Đang chăm sóc bố ở viện, con trai út của chị Tình bất ngờ nổi hạch lớn hai bên cổ, vùng nách và bẹn kèm sốt cao hôm 20/5. Qua thăm khám, bác sĩ tại bệnh viện tỉnh khuyên gia đình nên xuống cậu bé xuống Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra do nghi ngờ ung thư máu.

Vay mượn khắp nơi được 20 triệu đồng, đầu tháng 6/2024 mẹ con chị Tình xuống Hà Nội. Qua xét nghiệm, cậu bé 4 tuổi được chẩn đoán bị bạch cầu cấp dòng lympho T (một dạng ung thư máu), phải truyền hóa chất theo phác đồ, dự tính kéo dài ba năm.

Con trai thuộc diện được bảo hiểm y tế chi trả 100%, nhưng người phụ nữ 41 tuổi vẫn phải vật lộn với những khoản phát sinh như tiền đi lại, thuốc ngoài danh mục hay sinh hoạt tại bệnh viện. Mỗi lần nghe thông báo đóng tiền, người phụ nữ này lại mất ngủ, nghĩ cách xoay xở thêm.

Khi số tiền vay mượn đã hết, chị Tình lại nhờ con con gái 22 tuổi đang làm công nhân ở Tuyên Quang phụ đỡ thêm. Còn người chồng hiện tại từ lúc biết con trai bị bệnh cũng bỏ đi biệt tích.

Thấy mẹ con chị Tình khó khăn, gia đình là hộ nghèo, phòng công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương tạo điều kiện cho chỗ ở miễn phí. Một số mạnh thường quân cũng hỗ trợ tiền, tặng họ đồ ăn, thức uống, phụ thêm viện phí.

“Nhờ lòng tốt của mọi người, nhiều tháng nay mẹ con tôi có chỗ ngủ đủ tiện nghi, được ăn cơm miễn phí và an tâm điều trị”, chị Tình nói.

Mỗi lần truyền hóa chất Thanh Hứu lại quấy khóc, đòi về nhà với chị gái. Mới tháng trước cậu bé bị dị ứng thuốc, cơ thể mẩn đỏ, phát sốt khiến mẹ thức trắng nhiều đêm vì lo. Trừ lúc mê man khi truyền thuốc, mỗi khi tỉnh Hứu lại gọi điện thoại khoe người thân “sắp được về nhà”. Mỗi lần nghe con trai nói, chị Tình chỉ lặng im. Chị biết cuộc chiến với ung thư là hành trình dài, đâu phải tiêm vài liều thuốc là khỏi.

“Tôi chỉ mong hành trình đưa người thân đi bệnh sẽ kết thúc sau ba năm nữa, khi con trai khỏi bệnh, sức khỏe của bố mẹ và anh chị ổn định”, người phụ nữ 41 tuổi nói.

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng, với sự đồng hành của FPT Long Châu.

Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây.

Quỳnh Nguyễn

]]>
https://quyhyvong.com/9-nam-dua-ca-nha-di-vien-235910.html/feed 0
Xây nhà tắm cho học sinh vùng cao https://quyhyvong.com/xay-nha-tam-cho-hoc-sinh-vung-cao-2-236519.html https://quyhyvong.com/xay-nha-tam-cho-hoc-sinh-vung-cao-2-236519.html#respond Mon, 14 Oct 2024 14:53:00 +0000 https://quyhyvong.com/?p=236519 Quỹ Hy vọng cùng các nhà tài trợ đồng hành khởi công ba công trình nhà tắm đầu tiên ở các tỉnh Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La giúp học sinh đảm bảo sức khỏe, cải thiện chất lượng học tập.

Ngày 11/10, Quỹ Hy vọng khởi công xây dựng nhà tắm mới cho học trò trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Điểm trường có 721 học sinh, trong đó có 395 em bán trú từ năm 2023. Trường nằm ở huyện vùng sâu, vùng xa, sát biên giới nên thầy trò gặp không ít khó khăn, về cơ sở vật chất. Hiện, trường có một nhà tắm tạm với 4 khoang nhỏ, không mái che.

“Tuần một, hai lần thầy cô sẽ tổ chức tắm cho học sinh. Không gian tắm chật hẹp, chúng tôi phân nhau bơm nước vào chậu, kéo ra giữa khoảng sân để tắm cho các con”, bà Nguyễn Thị Lan, hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Trước khi trường hỗ trợ xây nhà tắm mới, bà Lan cho biết hàng trăm học sinh trường phải tắm chung, không phân khu nam, nữ. Mùa đông, nhiệt độ dưới 10 độ C, học sinh cũng không có nước nóng để sử dụng.

Lễ khởi công nhà tắm ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La với sự đồng hành hỗ truyền thông của Schannel, ngày 11/10/2024. Ảnh: Thành Cá
Lễ khởi công nhà tắm ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La với sự đồng hành hỗ trợ truyền thông của Schannel, ngày 11/10/2024. Ảnh: Thành Cá

Trước đó, ngày 30/9 và ngày 1/10, Quỹ Hy vọng đã tổ chức khởi công công trình nhà tắm tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Đây đều là những điểm trường chưa có nhà tắm, học sinh phải tắm tạm ở khu vực bể nước hay chen chúc nhau trong những nhà quây tôn không mái che.

“Nhà tắm Hy Vọng” là dự án được khởi xướng với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt cho học sinh nội trú ở vùng cao. Bà Nguyễn Xuân Tú, Giám đốc Quỹ Hy vọng cho biết, dự án hỗ trợ xây mới công trình, cải thiện cơ sở vật chất, kết hợp các hoạt động tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng sống và nhận thức về giới cho học sinh vùng cao.

Thông qua ba công trình nhà tắm thí điểm năm 2024, giám đốc quỹ mong muốn trong năm 2025 dự án có thể phát triển mạnh mẽ, các trường vùng cao khó khăn sẽ có nhà tắm đạt chuẩn để sử dụng.

Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tắm ở khu nhà tạm, không mái che, mùa đông phải sử dụng nước lạnh, ngày 11/10/2024. Ảnh: Thanh Nga
Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tắm ở khu nhà tạm, không mái che, mùa đông phải sử dụng nước lạnh, ngày 11/10/2024. Ảnh: Thanh Nga

Dự án “Nhà tắm Hy vọng” nhận được nguồn tài trợ của Quỹ Thiện Tâm và UNIQLO Việt Nam và sự đồng hành của Tổng Công ty tư vấn xây dựng Việt Nam trong tư vấn thiết kế, giám sát thi công. Mỗi công trình có tổng kinh phí xây dựng từ 250 triệu đến 500 triệu đồng, tuỳ thuộc theo quy mô và công suất sử dụng.

Ngoài các nhà tài trợ đồng hành, dự án cũng nhận được sự hỗ trợ truyền thông của Schannel – Công ty Cổ phần Dịch vụ Quảng cáo và Truyền thông với đa nền tảng: Facebook, Youtube, TikTok và Instagram.

Thanh Nga

]]>
https://quyhyvong.com/xay-nha-tam-cho-hoc-sinh-vung-cao-2-236519.html/feed 0
Trao thư viện điện tử và sơn sửa trường lớp cho học sinh huyện biên giới https://quyhyvong.com/trao-thu-vien-dien-tu-va-son-sua-truong-lop-cho-hoc-sinh-huyen-bien-gioi-235914.html https://quyhyvong.com/trao-thu-vien-dien-tu-va-son-sua-truong-lop-cho-hoc-sinh-huyen-bien-gioi-235914.html#respond Mon, 14 Oct 2024 08:00:00 +0000 https://quyhyvong.com/?p=235914 Quỹ Hy vọng trao 6 thư viện điện tử và bàn giao 6 điểm trường được sơn sửa cho học sinh huyện Sông Mã.

Ngày 12/10, Quỹ Hy vọng cùng Tập đoàn FPT và công ty Vuihoc đã trao 6 thư viện điện tử cho các trường thuộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Mỗi thư viện gồm 15 máy tính bảng và tai nghe, các tài khoản học Toán – Tiếng Việt – Tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học, tài khoản Toán – Ngữ Văn – Khoa học tự nhiên cho học sinh THCS, trên nền tảng Vuihoc.

Tổng giá trị của 6 thư viện là hơn 450 triệu đồng.

Tại buổi bàn giao thư viện điện tử và công trình lớp học sơn sửa mới, ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã cho biết các dự án này rất thiết thực với học sinh ở huyện biên giới.

“Thư viện điện tử sẽ giúp học sinh cũng như đội ngũ giáo viên ở đây có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn với những tài liệu, kiến thức mới”, ông Viên nói.

Đại diện Quỹ Hy vọng, Tập đoàn FPT và công ty Vuihoc bàn giao thư viện điện tử tại các điểm trường ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, ngày 12/10/2024. Ảnh: Q.A
Đại diện Quỹ Hy vọng, Tập đoàn FPT và công ty Vuihoc bàn giao thư viện điện tử tại các điểm trường ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, ngày 12/10/2024. Ảnh: Q.A

Thư viện điện tử là dự án do Quỹ Hy vọng thực hiện, với nguồn tài trợ từ Tập đoàn FPT, công ty Vuihoc đồng hành về ứng dụng học tập. Cài sẵn trong các thiết bị “Thư viện điện tử” là ứng dụng Vuihoc giúp học sinh và giáo viên tương tác hai chiều, với nhiều dạng học liệu: video, kể chuyện, dự án, thử thách bản thân. Lộ trình học tập được xây dựng theo sách giáo khoa cải cách, đa dạng hình thức học tập, vui chơi giúp nâng cao động lực học tập.

Đồng hành cùng Quỹ Hy vọng trong lễ bàn giao thư viện điện tử ở huyện Sông Mã, ông Ngô Ngọc Quân – đại diện công ty Vuihoc nói thông qua dự án, mong muốn rút ngắn mọi khoảng cách trong giáo dục, giúp các em học sinh trên cả nước, đặc biệt là các em học sinh vùng sâu vùng xa tiếp cận gần hơn với công nghệ thông tin và những kiến thức mới.

“Ứng dụng Vuihoc có hơn 10.000 video bài giảng, 300.000 câu hỏi luyện tập kiến thức từ lớp 1 đến lớp 12, các em có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ tiên tiến, học tập từ các giáo viên hàng đầu cùng trải nghiệm học tập hào hứng và hiệu quả nhất”, ông Quân chia sẻ.

Các em học sinh tại điểm trường Pao Lằn, Tiểu học Yên Hưng, xã Yên Hưng, huyện Sông Mã được hướng dẫn sử dụng ứng dụng Vuihoc, ngày 12/10/2024. Ảnh. Q.A
Các em học sinh tại điểm trường Pao Lằn, Tiểu học Yên Hưng, xã Yên Hưng, huyện Sông Mã được hướng dẫn sử dụng ứng dụng Vuihoc, ngày 12/10/2024. Ảnh. Q.A

Khi nhận bàn giao trang thiết bị thư viện điện tử, cán bộ thư viện tại các trường được tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng các ứng dụng học tập đã cài đặt sẵn. Đồng thời, dự án cũng bố trí nhân sự trực hotline để hỗ trợ học sinh và giáo viên trong học tập, tra cứu.

Cùng ngày, Quỹ Hy vọng còn bàn giao 6 công trình được sửa chữa, sơn mới thuộc dự án Trường em thay áo mớicho 6 điểm trường thuộc huyện Sông Mã với tổng giá trị tài trợ 180 triệu đồng.

Đây là dự án do Quỹ Hy vọng phối hợp Quỹ Người FPT vì cộng đồng, Tập đoàn FPT triển khai từ 2023, nhằm cải thiện cơ sở vật chất giáo dục, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho các em học sinh. Đến nay, hơn 80 điểm trường xuống cấp tại các tỉnh trên cả nước được sơn sửa khang trang.

Thư viện điện tử, Trường em thay áo mới là các dự án thuộc chương trình Ánh sáng học đường của Quỹ Hy vọng, với mục tiêu huy động nguồn lực xã hội để cải thiện điều kiện giáo dục cho các học sinh ở vùng khó khăn. Năm 2024, các dự án đặt mục tiêu sửa chữa sơn mới 50 điểm trường, trao 35 thư viện điện tử.

Độc giả có thể ủng hộ chương trình tại đây.

Mai Chi

]]>
https://quyhyvong.com/trao-thu-vien-dien-tu-va-son-sua-truong-lop-cho-hoc-sinh-huyen-bien-gioi-235914.html/feed 0
Thầy trò Mù Cang Chải nhận nhà vệ sinh mới https://quyhyvong.com/thay-tro-mu-cang-chai-nhan-nha-ve-sinh-moi-235904.html https://quyhyvong.com/thay-tro-mu-cang-chai-nhan-nha-ve-sinh-moi-235904.html#respond Mon, 14 Oct 2024 03:15:00 +0000 https://quyhyvong.com/?p=235904 Học sinh tại Mù Cang Chải vui mừng khi có khu nhà vệ sinh mới, đầy đủ đường nước vào trực tiếp, không còn phải xách từng xô nước mỗi khi sử dụng.

Ngọc Ngọc

]]>
https://quyhyvong.com/thay-tro-mu-cang-chai-nhan-nha-ve-sinh-moi-235904.html/feed 0
Niềm vui của học sinh vùng cao khi có nhà vệ sinh mới https://quyhyvong.com/niem-vui-cua-hoc-sinh-vung-cao-khi-co-nha-ve-sinh-moi-235901.html https://quyhyvong.com/niem-vui-cua-hoc-sinh-vung-cao-khi-co-nha-ve-sinh-moi-235901.html#respond Mon, 14 Oct 2024 03:00:00 +0000 https://quyhyvong.com/?p=235901 Nhiều trường học vùng cao gặp khó khi không có nhà vệ sinh, học sinh phải dùng lán tạm, sau khi được quỹ Hy Vọng và Opella tài trợ các em đã yên tâm hơn khi đến lớp.

Dự án xây 20 cụm công trình sinh học đường tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái và huyện Tam Đường, Lai Châu do Quỹ Hy vọng phối hợp thực hiện cùng Opella Việt Nam – ngành hàng chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng của Sanofi tại Việt Nam. Đây là năm thứ 3 hai bên cùng thực hiện dự án Vệ sinh học đường với mục tiêu xóa bỏ nhà vệ sinh xuống cấp. Trước đó, 40 cụm công trình vệ sinh đã được xây dựng tại huyện Vân Hồ, Sơn La và huyện Đồng Văn, Hà Giang.

Lộc Chung

]]>
https://quyhyvong.com/niem-vui-cua-hoc-sinh-vung-cao-khi-co-nha-ve-sinh-moi-235901.html/feed 0