Quỹ Hy vọng – Hope Foundation https://quyhyvong.com Quỹ Hy vọng là một quỹ xã hội - hoạt động vì cộng đồng, không vì lợi nhuận, được vận hành bởi Báo điện tử VnExpress và Công ty cổ phần FPT. Mon, 21 Apr 2025 07:11:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.11 https://quyhyvong.com/wp-content/uploads/2018/01/cropped-favicon-32x32.png Quỹ Hy vọng – Hope Foundation https://quyhyvong.com 32 32 Tình yêu dành cho mẹ của cậu bé ung thư https://quyhyvong.com/tinh-yeu-danh-cho-me-cua-cau-be-ung-thu-255888.html https://quyhyvong.com/tinh-yeu-danh-cho-me-cua-cau-be-ung-thu-255888.html#respond Mon, 21 Apr 2025 07:11:25 +0000 https://quyhyvong.com/?p=255888 Ngày biết mình mắc ung thư, Tuấn Khôi, 13 tuổi, ở huyện Cai Lậy, ôm mẹ khóc nức nở, nói mình có lỗi vì chưa kịp báo hiếu đã đổ bệnh.

“Mồ côi cha từ bé, nhà lại nghèo, thằng nhỏ luôn suy nghĩ như người lớn”, chị Thu Hằng, 37 tuổi, mẹ Khôi, nói.

Năm 2011, chồng chị Hằng qua đời vì tai nạn giao thông, để lại vợ cùng hai con, một bé 4 tuổi, một bé vừa chào đời được 20 ngày. Cú sốc tâm lý khiến chị mất sữa, phải gửi con cho bà ngoại chăm sóc.

Khi lấy lại tinh thần, chị bắt đầu đi làm thuê, làm mướn đủ nghề nuôi con. Người mẹ không còn nhiều thời gian vỗ về hai đứa trẻ thiếu hơi cha.

Cậu bé Khôi chưa bao giờ trách mẹ. ”Thấy mẹ vất vả vậy con thương mẹ nhiều hơn”, em nói. Mẹ cho tiền ăn sáng, hai chị em thường nhịn hoặc chiên cơm nguội với trứng ăn, để tiền mua sách vở, đóng học phí. Khi mẹ mở quán chè, Khôi cùng chị gái phụ bưng bê, làm việc vặt.

Tuấn Khôi luôn mơ ước trở thành bác sĩ vì nghĩ đây là nghề có thể giúp mẹ đỡ vất vả. Ở lớp, Khôi học giỏi, ngoan ngoãn, được thầy cô tin tưởng giao làm lớp phó học tập.

Hai đứa con ngoan, hiểu chuyện nên chị Hằng dần tìm lại niềm vui, bằng lòng với thực tại dù kinh tế gia đình vẫn rất eo hẹp.

Nhưng tháng 11/2024, Khôi bắt đầu bị đau chân, da xanh xao, mệt mỏi kéo dài. Sau nhiều lần thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cậu bé mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, một dạng ung thư máu.

Khôi được chuyển lên bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP HCM) điều trị. Theo phác đồ, cậu bé sẽ phải hóa trị trong thời gian dự kiến hai năm.

Tuấn Khôi tra cứu thông tin về bệnh tình của mình trên mạng xã hội. Ảnh gia đình cung cấp
Tuấn Khôi tra cứu thông tin về bệnh tình của mình trên mạng xã hội. Ảnh gia đình cung cấp

Mẹ giấu bệnh, nói em bị thiếu máu. Nhưng thấy mẹ thường xuyên khóc khi nghe điện thoại, Khôi sinh nghi, đòi về nhà đi học. Cậu bé vùng vằng, không chịu hợp tác, bác sĩ đành nói sự thật.

Nghe tin, Tuấn Khôi lặng người, rồi òa khóc. Đứa trẻ ôm mẹ, nức nở: “Con đã nói sau này sẽ đi làm nuôi mẹ, mà giờ con không làm được rồi”.

Những ngày đầu điều trị, Khôi gần như không nói, chỉ nằm thu mình trên giường bệnh. Thời gian trôi, thấy nhiều bạn nhỏ cùng cảnh, em dần bình tĩnh hơn. Khôi chủ động tìm hiểu thông tin về căn bệnh, quan sát liều lượng thuốc bác sĩ sử dụng, dặn mẹ những thực phẩm không nên mua.

Trong đợt hóa trị đầu tiên, Khôi bị co giật, nôn ói liên tục. Em sút cân từ 46 kg xuống còn hơn 30 kg, không thể tự đi lại. Chị Hằng dỗ dành con ăn không được, nên than ”con không đi được làm mẹ mệt”. Từ đó, Khôi bắt đầu uống sữa. Dù nôn ra, em vẫn cố uống vì thương mẹ.

Bình tâm hơn nhưng cậu bé không tránh khỏi những phút yếu lòng. Thi thoảng em lại ôm lấy mẹ hôn, chị Thu Hằng bật cười, bảo “hun gì hun lắm”. “Tranh thủ hun được lúc nào thì hun lúc đó”, bé nói.

Cậu bé nhớ những buổi chiều khỏe mạnh, được ngồi trước hiên nhà đợi chị đi học về. ”Giá như được quay lại như xưa mẹ nhỉ”, Khôi nói.

Không ít lần, em dặn mẹ đừng dồn hết tiền cho việc điều trị. “Con không khỏi được đâu mẹ, mẹ dành tiền cho chị hai con học nữa”, Khôi nói. Ban đêm, cậu thường nằm cạnh mẹ, thủ thỉ: “Con bệnh con khổ rồi, lại làm mẹ cực thêm. Mẹ nuôi con chưa được gì. Con xin lỗi mẹ”.

Nghe con nói, chị Hằng chỉ biết ôm con bật khóc.

Nỗi đau lớn nhất của Khôi là không thể quay lại trường học và đối diện với bạn bè như xưa. Mẹ từng động viên em đến trường nhận quà hỗ trợ từ các thầy cô và mạnh thường quân. “Con thấy xấu hổ vì tóc con rụng, mặt con cũng khác nên không muốn gặp bạn”, cậu bé tâm sự.

Dù miễn cưỡng đồng ý đi cùng mẹ, nhưng khi vừa thấy các bạn ùa đến chào hỏi, Khôi quay mặt đi và chạy nhanh ra cổng. Tối hôm đó, em về nhà khóc rất nhiều, giận mẹ cả tuần.

Khôi khép mình hơn từ khi bị bệnh, nhưng hành trình chiến đấu với bệnh tật của em không đơn độc. Gia đình bên nội, các quỹ từ thiện, nhà trường… đều chung tay giúp đỡ. ”Nhưng ai cho mình được hoài, rồi cũng phải vay mượn”, chị nói.

Nhìn con đối diện với bệnh tật bằng sự kiên cường, chị Mến day dứt nghĩ lại những ngày con còn khỏe, chị vì mưu sinh mà có lúc bỏ bê con.

Bây giờ, con trai chị không còn ước mơ làm bác sĩ chỉ để kiếm tiền cho mẹ. ”Con muốn khỏe, để chữa bệnh cứu những bạn nhỏ bị giống con”, cậu bé nói.

Tên nhân vật trong bài đã đổi.

Phạm Nga

]]>
https://quyhyvong.com/tinh-yeu-danh-cho-me-cua-cau-be-ung-thu-255888.html/feed 0
Cô trò Y Tý nhận trường lớp mới sau bão Yagi https://quyhyvong.com/co-tro-y-ty-nhan-truong-lop-moi-sau-bao-yagi-255521.html https://quyhyvong.com/co-tro-y-ty-nhan-truong-lop-moi-sau-bao-yagi-255521.html#respond Tue, 15 Apr 2025 04:16:32 +0000 https://quyhyvong.com/?p=255521 Ngày 14/4, cô trò điểm trường Lao Chải 3, trường Mầm non Y Tý, xã Y Tý, huyện Bát Xát nhận bàn giao trường lớp sau gần hai tháng thi công sửa chữa.

Trường còn tiếp nhận thiết bị học tập, sinh hoạt gồm tivi, tủ lạnh, quạt, giá kệ, bàn ghế; bộ thiết bị vui chơi vận động ngoài trời và 50 phần quà cho học sinh. Dự án do Công ty Volvo Car Việt Nam tài trợ thông qua Quỹ Hy vọng.

Cơ sở vật chất của điểm trường Lao Chải 3 hư hại nghiêm trọng do bão Yagi. Hơn 40 học sinh, giáo viên ở điểm trường thấp thỏm khi tới lớp, lo không đảm bảo an toàn.

“Nếu không có sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, cô trò chúng tôi không biết bao giờ mới khắc phục được”, cô Hà Thị Thanh Huyền, hiệu trưởng trường Mầm non Y Tý nói.

Lễ khánh thành công trình sửa chữa điểm trường Lao Chải 3, trường mầm non Y Tý, xã Y Tý, huyện Bát Xát, ngày 14/4/2025. Ảnh: Nga Thanh
Lễ khánh thành công trình sửa chữa điểm trường Lao Chải 3, trường mầm non Y Tý, xã Y Tý, huyện Bát Xát, ngày 14/4/2025. Ảnh: Nga Thanh

Là nhà tài trợ đồng hành, ông Nguyễn Anh Linh, tổng giám đốc Công ty Volvo Car Việt Nam chia sẻ những thiệt hại của nhà trường. “Đi qua những con đường bùn lầy, đất đá sạt lở mới thấy được sự khó khăn của thầy cô và học sinh Y Tý”, ông Linh nói. “Nhờ sự kết nối của Quỹ Hy vọng, chúng tôi có cơ hội chung tay cùng cải thiện chất lượng, đời sống học tập cho các em”.

Ông Nguyễn Anh Linh, Tổng giám đốc công ty Volvo Car Việt Nam trao quà cho học sinh ở xã Y Tý, ngày 14/4/2025. Ảnh: Nga Thanh
Ông Nguyễn Anh Linh, Tổng giám đốc công ty Volvo Car Việt Nam trao quà cho học sinh ở xã Y Tý, ngày 14/4/2025. Ảnh: Nga Thanh

Bão Yagi hồi tháng 9/2024 gây ra những thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Quỹ Hy Vọng – báo VnExpress phát động chiến dịch “Cùng đồng bào vượt bão”. Năm ngoái, Quỹ đã hỗ trợ sửa chữa và sắm mới trang thiết bị giáo dục cho 28 trường học tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang.

Nga Thanh

]]>
https://quyhyvong.com/co-tro-y-ty-nhan-truong-lop-moi-sau-bao-yagi-255521.html/feed 0
Nỗi đau người mẹ M’nông chăm con ung thư https://quyhyvong.com/noi-dau-nguoi-me-mnong-cham-con-ung-thu-255330.html https://quyhyvong.com/noi-dau-nguoi-me-mnong-cham-con-ung-thu-255330.html#respond Mon, 14 Apr 2025 03:05:11 +0000 https://quyhyvong.com/?p=255330 13h, H Đinh Hdruê ăn vội bữa cơm trưa rồi đón xe ôm đi 30 km đến Bệnh viện Nhi đồng 2 để kịp giờ con trai truyền thuốc.

Ở tháng thứ 7 thai kỳ, thắt lưng H Đinh đau và tê cứng nhưng cứ ba ngày cô mới được về nhà trọ ở huyện Củ Chi ngả lưng một đêm. Thời gian còn lại cô ở cạnh Y Rung Hdruê, cậu con trai 11 tuổi mắc ung thư hạch bạch huyết.

“Thằng bé trầm tính, rất quấn quýt và cần mẹ”, người phụ nữ M’nông 28 tuổi, quê xã Brông Rong, huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk nói.

Ba năm trước, H Đinh ly hôn, mang theo hai con Y Rung và H Thủy, 8 tuổi, về nhà ngoại.

H Đinh hái cà phê thuê và cấy lúa ở mảnh ruộng nhỏ sau nhà nên gia đình 6 người quanh năm chật vật lo miếng ăn. Năm ngoái, cô theo người quen xuống TP HCM làm công nhân để gửi tiền về cho ngoại nuôi con. Ở Củ Chi, cô tìm hiểu và đi thêm bước nữa với nam đồng nghiệp, hơn mình ba tuổi.

“Cứ tưởng sẽ sang trang mới cuộc đời thì tôi nhận được cuộc gọi từ mẹ báo tin con trai ốm nặng”, H Đinh nói. Giữa tháng 12, Y Rung bị nôn liên tục, sụt cân và người xanh xao.

Y Rung
Y Rung ở Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM, tháng 3/2025. Ảnh: Nhân vật cung cấp

H Đinh tức tốc về nhà mang con đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên khám và phát hiện cháu có u trong dạ dày phải phẫu thuật gấp. Sau ca phẫu thuật, H Đinh nhận kết quả con mắc ung thư hệ bạch huyết, cần chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM điều trị.

“Cầm kết quả trên tay, tai tôi lùng bùng, mắt nhòe đi”, cô kể.

Những đồng tiền cuối cùng mà H Đinh dành dụm đã dùng cho ca phẫu thuật, không đủ chuyển viện cho con.

Y Rung được về nhà vài tuần trong khi H Đinh tự dằn vặt bản thân. Sau nhiều đêm trằn trọc, cô quyết định gõ cửa hết các nhà trong buôn để vay tiền cho con trị bệnh. Người góp vài chục, người cho một, hai trăm nghìn. Họ hàng cho mượn vài triệu. H Đinh gom được 20 triệu đồng, dẫn con rời buôn đi chữa bệnh. Nhưng cùng thời điểm, cô phát hiện mình mang thai.

“Tôi hoang mang, suy sụp nhưng nghĩ nếu mình gục ngã ai sẽ lo cho con”, H Đinh kể. Hai mẹ con bước vào cuộc chiến với ung thư trong khi chồng cô miệt mài tăng ca để có thêm thu nhập.

Y Rung vào toa hóa trị đầu tiên đúng giai đoạn H Đinh nghén nặng nhất. Cô đẩy con đi xét nghiệm, tiêm thuốc rồi vội chạy vào nhà vệ sinh nôn. Những hôm cần mua thuốc hoặc thức ăn, cô đành nhờ điều dưỡng hoặc những phụ huynh cùng phòng.

Giữa tháng 2, cô bị kiệt sức trong lần đi bộ men theo thành cầu thang, chóng mặt rồi ngất xỉu. Sau lần cấp cứu, bác sĩ khuyên H Đinh nhập viện theo dõi nhưng cô đành gác lại bởi không tiền, không người trông con.

Ở giường bệnh, Y Rung thấy mẹ vật vã nên nén đau, không dám than thở. Ở toa thứ hai, cậu bé kiệt sức, tóc rụng gần hết và vài lần ói ra máu. Mỗi lần đau, Y Rung chỉ nắm chặt mép chăn, nhắm nghiền mắt, cố không khóc.

“Con đau một mình đau mười”, H Đinh nói. “Nó càng im lặng, càng không than thở mình lại càng xót”.

Giữa tháng 4, nỗi lo trong H Đinh càng lớn bởi cận ngày sinh. Cả nhà không còn ai có thể xuống TP HCM trông cháu. Trong khi đó, Y Rung vẫn còn phác đồ hóa trị dang dở và số tiền viện phí vẫn treo lơ lửng.

“Nhưng còn nước thì còn tát, dẫu khó cỡ nào cũng ráng lo cho con”, H Đinh nói.

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. 

Ngọc Ngân

]]>
https://quyhyvong.com/noi-dau-nguoi-me-mnong-cham-con-ung-thu-255330.html/feed 0
Quỹ Hy vọng khánh thành điểm trường vùng biên https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-khanh-thanh-diem-truong-vung-bien-2-255327.html https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-khanh-thanh-diem-truong-vung-bien-2-255327.html#respond Mon, 14 Apr 2025 02:57:43 +0000 https://quyhyvong.com/?p=255327 Hai phòng học xây mới cùng nhà vệ sinh, công trình sân chơi tại điểm trường Huồi Cam, huyện Quế Phong, vừa được Quỹ Hy vọng và FPT bàn giao cho địa phương sử dụng.

Điểm trường Huồi Cam thuộc trường Mầm non Nậm Nhoóng, xã biên giới Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong nằm bên vạt đồi nhỏ.

Dân bản chủ yếu là đồng bào Thái, Mông, Khơ-Mú, sống bằng nghề làm nương rẫy, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.

Điểm trường Huồi Cam được một tổ chức từ thiện tài trợ tiền, triển khai lắp ghép bằng tôn xốp năm 2019.

Nhiều năm qua các phòng học chật chội, hệ thống điện hư hỏng. Do thời tiết khắc nghiệt nên mùa hè các học sinh phải chịu cảnh nóng nực, khi đông thì về lạnh thấu da.

Tháng 11/2024, Quỹ Hy vọng phối hợp các đơn vị tài trợ, UBND huyện Quế Phong khảo sát lập dự án, khởi công xây dựng hai phòng học có nhà vệ sinh khép kín tại Huồi Cam, cải tạo khuôn viên điểm trường này.

Tổng diện tích xây dựng toàn bộ công trình là 188,5 m2, do Tổng công ty xây dựng Việt Nam (VNCC) thiết kế.

Ngày 12/4, đại diện Quỹ Hy vọng, Tập đoàn FPT, UBND huyện Quế Phong làm lễ khánh thành điểm trường Huồi Cam. Tổng trị giá dự án 1,6 tỷ đồng, trong đó giá trị tài trợ hơn 740 triệu đồng.

Mỗi lớp học rộng hơn 45 m2, được thiết kế theo quy chuẩn bậc mầm non, bên trong bài trí bàn ghế cùng dụng cụ học tập ngăn nắp.

Đại diện Tập đoàn FPT cho biết, hàng năm vào ngày 13/3, công ty kêu gọi toàn thể cán bộ nhân viên trích tối thiểu một ngày lương để thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội, hỗ trợ cán bộ nhân viên khó khăn và ngoài cộng đồng.

Với cộng đồng, người FPT ưu tiên triển khai ở lĩnh vực giáo dục nhằm chắp cánh ước mơ, mang tri thức đến cho học sinh vùng sâu, vùng xa. “Hy vọng công trình nhỏ bé này sẽ giúp các em học sinh ở điểm trường Huồi Cam có cơ sở vật chất tốt hơn để việc học tập đạt hiệu quả”, đại diện Tập đoàn FPT nói.

Trong khuôn khổ chương trình, cán bộ, nhân viên Tập đoàn FPT, Quỹ Hy vọng, chính quyền địa phương đã cùng vẽ hoa, tranh phong cảnh trang trí tại bức tường bên hông của điểm trường vừa xây mới.

“Những phòng học cũ kỹ đã được tháo dỡ, thay vào đó là một ngôi trường kiên cố cùng hệ thống khuôn viên khang trang. Phụ huynh tại bản Huồi Cam rất vui, bày tỏ cảm kích khi con em họ được sinh hoạt, học tập trong môi trường đầy đủ tiêu chuẩn và tiện nghi cần thiết”, cô Võ Thị Kim Dần, Hiệu trưởng trường Mầm non Nậm Nhoóng, nói.

Đại diện Tập đoàn FPT, Quỹ Hy vọng và chính quyền địa phương trồng cây lưu niệm trong khuôn viên điểm trường Mầm non Huồi Cam.

Ông Bùi Văn Hiền, Phó chủ tịch huyện Quế Phong chia sẻ rất vui và xúc động khi Quỹ Hy vọng cùng các nhà tài trợ tiếp tục đồng hành với ngành giáo dục trên địa bàn. Đây là động lực rất lớn để các cô trò ở xã vùng biên giới Nậm Nhoóng nỗ lực trong giảng dạy và học tập.

Dịp này, Quỹ Người FPT vì cộng đồng cũng chuẩn bị nhiều phần quà như sữa, bánh kẹo, bên cạnh đồ dùng học tập, vui chơi để tặng cho các em học sinh ở điểm trường Huồi Cam.

Điểm trường Huồi Cam hiện có 53 trẻ tuổi 4-5, học sinh chủ yếu là người dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú. Nhiều em rất vui khi lần đầu được nhận thú bông từ các cô chú ở Tập đoàn FPT, hứa sẽ bảo quản tốt.

Khu sân chơi cho điểm trường Mầm non Huồi Cam do Quỹ Người FPT vì cộng đồng tài trợ, đặt bên cạnh lối ra vào của trường.

Ngoài bộ thiết bị sân chơi, dịp này Quỹ người FPT vì cộng đồng – Tập đoàn FPT cũng dành tặng 45 ghế mẫu giáo, 25 bàn mẫu giáo, 2 tủ tư trang, 1 giá đựng đồ chơi cho cô trò điểm trường Mầm non Huồi Cam.

Lúc gần kết thúc buổi lễ khánh thành, đại diện nhà tài trợ đã mặc đồ thú bông, lên sân khấu cùng múa hát, giao lưu với các học sinh mầm non tại điểm trường Huồi Cam.

Nhiều em nhỏ rất hào hứng với các vũ điệu, bài hát như “Một con vịt”, “Hai con thằn lằn con”, đứng dậy liên tục vô tay và cười đùa.

Đến nay, tại huyện Quế Phong, Quỹ Hy vọng cùng các nhà tài trợ đã tài trợ xây mới 2 điểm trường gồm Mầm non Huồi Cam, xã Nậm Nhoóng và Tiểu học Mường Piệt ở xã Thông Thụ; tài trợ sơn sửa các phòng học tại 3 trường mầm non khác và 3 thư viện điện tử cho các trường tiểu học và trung học cơ sở.

Sắp tới, 12 nhà vệ sinh học đường do Tập đoàn VinGroup và Quỹ Thiện Tâm tài trợ thông qua Quỹ Hy vọng sẽ được hoàn thành và bàn giao cho các trường học trên địa bàn để đưa vào sử dụng.

Đức Hùng

]]>
https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-khanh-thanh-diem-truong-vung-bien-2-255327.html/feed 0
Hành trình cứu con của vợ chồng nghèo Thái Bình https://quyhyvong.com/hanh-trinh-cuu-con-cua-vo-chong-ngheo-thai-binh-254951.html https://quyhyvong.com/hanh-trinh-cuu-con-cua-vo-chong-ngheo-thai-binh-254951.html#respond Tue, 08 Apr 2025 02:31:38 +0000 https://quyhyvong.com/?p=254951 Gần bốn năm vợ chồng chị Lan tìm người hiến gan cứu con gái 5 tuổi, ca phẫu thuật hồi tháng 3/2024 chỉ thành hiện thực nhờ tấm lòng của người chú họ.

“Từ lúc biết con cần ghép gan đến khi tìm được người hiến tặng là quãng thời gian đầy ám ảnh. Tôi chỉ sợ không kịp cứu con”, chị Nguyễn Thị Lan, 32 tuổi, ở xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình kể.

Tháng 7/2020, chị Lan sinh con gái út Đỗ Tú Anh. Hai tháng sau, bé có dấu hiệu viêm phổi, vàng da được chuyển từ bệnh viện tỉnh Thái Bình lên Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).

Tú Anh được chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh – một bệnh lý hiếm gặp khiến đường mật ngoài gan bị tắc nghẽn hoặc không phát triển, gây ứ mật và vàng da nghiêm trọng. Ba tháng tuổi, cô bé phải trải qua phẫu thuật Kasai với hy vọng tái lập lưu thông đường mật.

Ca mổ giúp bé duy trì sự sống nhưng không thể ngăn biến chứng. Những đợt nhiễm trùng đường mật liên tiếp khiến sức khỏe Tú Anh suy yếu. Hành trình cùng con vào viện của vợ chồng chị Lan cũng bắt đầu.

Chị Lê Thị Lan và con gái Đỗ Tú Anh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2024. Ảnh: Gia đình cung cấp
Chị Nguyễn Thị Lan và con gái Đỗ Tú Anh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2024. Ảnh: Gia đình cung cấp

Gần bốn năm tiếp theo là chuỗi ngày vợ chồng chị thay nhau ở viện. Khi con điều trị ngoại trú, sáng sớm anh Đỗ Hoàng Hãnh chở vợ con từ phòng trọ ở Nam Từ Liêm đến Bệnh viện Nhi Trung ương, chiều tan làm lại vội vã đón về.

Mệt mỏi thể xác không thấm vào đâu so với nỗi lo canh cánh về sức khỏe của con gái và gánh nặng tiền bạc ngày càng chồng chất. Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi chi trả một phần, nhưng chi phí phẫu thuật, thuốc đặc trị vẫn quá lớn. Hết tiền, vợ chồng lại vay mượn khắp nơi, tổng số nợ lên đến 300 triệu đồng.

Tháng 7/2023, bệnh tình của Tú Anh trở nên nguy cấp khi cô bé mắc thêm hội chứng gan – phổi. Bác sĩ thông báo cần được ghép gan sớm để giữ tính mạng.

Hai chữ “ghép gan” như sét đánh ngang tai. Không chỉ lo tiền phẫu thuật, cặp vợ chồng còn đối diện bài toán nan giải tìm người hiến tạng.

Hai vợ chồng xin xét nghiệm trước nhưng không đủ điều kiện. Chị Lan có biến dạng mạch máu, men gan cao, anh Hãnh bị hẹp động mạch gan. Ông bà nội ngoại hai bên dù thương cháu cũng đành bất lực vì tuổi cao, người mắc bệnh tim, người huyết áp không ổn định. Chờ đợi nguồn gan hiến tặng trong danh sách của bệnh viện gần như vô vọng vì quá dài.

“Không tìm được người cứu con, vợ chồng tôi như sụp đổ”, chị Lan kể. Bà mẹ hai con từng thử tìm kiếm sự giúp đỡ trên các hội nhóm nhưng thủ tục phức tạp, gần như không khả thi.

Giữa lúc nguy nan, anh Đỗ Văn Đức, 33 tuổi, em họ của anh Hãnh ở TP HCM, chủ động liên lạc, ngỏ ý muốn hiến một phần gan của mình.

“Nếu có thể giúp cháu có cuộc sống bình thường, em sẵn sàng tặng một phần lá gan để cứu cháu”, anh Đức nói với anh họ.

Vợ chồng chị Lan ban đầu ngần ngại, lo lắng hiến gan sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của em trai. Nhưng trước tấm lòng và sự quyết tâm của gia đình Đức, anh chị chỉ biết nghẹn ngào cảm ơn.

5 tháng sau đó, anh Đức từ TP HCM ra Hà Nội gần 10 lần để làm các xét nghiệm cần thiết. Mẹ anh từ Lai Châu cũng xuống Hà Nội để ký giấy tờ, hoàn tất thủ tục pháp lý. Mỗi lần ra thăm, anh lại thủ thỉ với Tú Anh: “Chú cháu mình cùng cố gắng nhé, con sẽ sớm khỏe lại thôi”.

Đầu năm 2024, gánh nặng nợ nần hơn 300 triệu đồng sau nhiều năm chạy chữa cho con đè nặng lên vai. Anh Hãnh sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động bởi mức lương đầu bếp không thể trả nợ và lo chi phí điều trị lâu dài cho con.

Anh Đức và bé Tú Anh chuẩn bị thực hiện ca hiến và ghép gan, tháng 3/2024. Ảnh: Gia đình cung cấp
Anh Đức và bé Tú Anh chuẩn bị thực hiện ca hiến và ghép gan, tháng 3/2024. Ảnh: Gia đình cung cấp

Tháng 3/2024, ca ghép gan cho Tú Anh thành công. Niềm vui chưa kịp trọn vẹn, do hệ miễn dịch yếu, bé lại gặp biến chứng. Tình trạng vàng da tăng trở lại, bác sĩ phải đặt stent do tĩnh mạch ở lá gan mới bị hẹp.

Sau 70 ngày điều trị, Tú Anh được xuất viện về nhà theo dõi, định kỳ mỗi tháng tái khám và điều trị men gan cao. Ở xa, chú Đức vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm. Sức khỏe của anh sau phẫu thuật đã ổn định và trở lại với công việc thường nhật.

Những tưởng sóng gió đã qua, nhưng trong lần tái khám gần đây nhất, tin dữ lại đến. Chức năng gan của Tú Anh có dấu hiệu suy yếu, buộc phải theo dõi sát. Hiện tại, vợ chồng chị Lan vẫn gắng gượng, gom góp từng đồng để tiếp tục chiến đấu cùng con. Chặng đường phía trước còn dài và đầy thử thách, nhưng người mẹ 32 tuổi chỉ có ước con khỏe mạnh, được đi học, đi chơi như bạn bè.

“Không mong gì cao sang, chỉ mong điều đó sớm thành hiện thực”, chị Lan nói.

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Độc giả có thể đồng hành cùng chương trình tại đây:

Ngân hàng Vietcombank

Số tài khoản: 0011007300602

Nội dung: Ten cua ban – Mat troi Hy vong

Chủ tài khoản: Quỹ Hy Vọng

Chi nhánh: Sở giao dịch

Quỳnh Anh

]]>
https://quyhyvong.com/hanh-trinh-cuu-con-cua-vo-chong-ngheo-thai-binh-254951.html/feed 0
Phát động giải chạy gây quỹ xóa nhà tạm, dột nát https://quyhyvong.com/phat-dong-giai-chay-gay-quy-xoa-nha-tam-dot-nat-254948.html https://quyhyvong.com/phat-dong-giai-chay-gay-quy-xoa-nha-tam-dot-nat-254948.html#respond Tue, 08 Apr 2025 02:26:57 +0000 https://quyhyvong.com/?p=254948 Ngày 6/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp Quỹ Hy vọng tổ chức Lễ phát động Giải chạy trực tuyến, gây quỹ dự án “Nhà Hy vọng”.

Sự kiện Lễ phát động giải chạy được diễn ra sáng 6/4 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Sự kiện Lễ phát động giải chạy được diễn ra sáng 6/4 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội.

Giải được tổ chức online ghi nhận thành tích trong vòng một tuần (7-13/4) trên ứng dụng thể thao trực tuyến vRace.

Mọi runner là cán bộ, người lao động, khách hàng, đối tác của Agribank hay các vận động viên, những người có niềm đam mê chạy bộ, thể dục thể thao đều có thể đăng ký tham gia theo tư cách cá nhân hoặc theo đội, nhóm.

Các runner được tự do thực hiện hoạt động đi bộ, chạy ngoài trời vào mọi thời điểm diễn ra giải. Kết thúc giải, Ban tổ chức dựa trên bảng thành tích sẽ trao thưởng cho các cá nhân, đội nhóm xuất sắc.

Với mỗi km mà người chạy hoàn thành trong thời điểm tính tích lũy của giải, Agribank sẽ trích 3.700 đồng đồng hành cùng Quỹ Hy vọng. Mục tiêu hướng đến 3,7 tỷ đồng để triển khai xây mới hoặc cải tạo nhà ở cho 37 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, nhằm hỗ trợ cải thiện điều kiện sinh hoạt đảm bảo an toàn, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội.

Căn nhà tạm bằng gỗ của một người dân tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Căn nhà tạm bằng gỗ của một người dân tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Bà Nguyễn Xuân Tú – Giám đốc Quỹ Hy vọng chia sẻ: “Chiến dịch gây quỹ này hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về xóa nhà tạm, dột nát, và được thực hiện tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Mỗi căn nhà mới được xây dựng không chỉ mang ý nghĩa về chỗ ở, mà còn là một tấm khiên che chở, một nền móng cho tương lai ổn định và bền vững – nơi người dân có thể an tâm mưu sinh, con cái có thể yên tâm học hành”.

Giải chạy trực tuyến “Bước chạy triệu niềm tin” cũng nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần lễ văn hóa chào mừng 37 năm ngày thành lập Agribank (26/3/1988 – 26/3/2025). Thông qua giải, Ngân hàng này mong muốn tăng cường hoạt động giao lưu và gắn kết, biểu dương sức mạnh đoàn kết, truyền thống của cán bộ, người lao động trong đơn vị, đồng thời hưởng ứng Cuộc vận động “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Những bước chạy đầu tiên để khởi động cho giải chạy gây quỹ dự án Nhà Hy Vọng.
Những bước chạy đầu tiên để khởi động cho giải chạy gây quỹ dự án “Nhà Hy Vọng”.

Sau lễ phát động, giải đã thu hút hàng nghìn cán bộ, người lao động và cá nhân, tổ chức đoàn thể là khách hàng, đối tác của Agribank tham gia.

“Chúng tôi mong giải chạy không dừng lại là một sự kiện thể thao mà còn là nơi tôn vinh tinh thần, sức mạnh đoàn kết, khát vọng cống hiến và trách nhiệm xã hội của toàn thể cán bộ, người lao động Agribank; cùng với việc thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, số hóa vào giải chạy trực tuyến góp phần kết nối nội bộ, gắn kết khách hàng và cộng đồng, tạo động lực cùng tiến tới một tương lai bền vững”, bà Phùng Thị Bình – Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ.

Năm 2024, Agribank đóng góp gần 700 tỷ đồng cho hoạt động an sinh xã hội, tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu như y tế, giáo dục, xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Chỉ tính riêng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, Agribank đã ủng hộ gần 230 tỷ đồng, trong đó có 120 tỷ đồng hưởng ứng chương trình do Thủ tướng Chính phủ phát động nhằm hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo trên toàn quốc.

Quỳnh Anh

]]>
https://quyhyvong.com/phat-dong-giai-chay-gay-quy-xoa-nha-tam-dot-nat-254948.html/feed 0
‘Mặt trời Hy vọng’ hướng tới hỗ trợ điều trị cho 1.000 bệnh nhi https://quyhyvong.com/mat-troi-hy-vong-huong-toi-ho-tro-dieu-tri-cho-1-000-benh-nhi-254943.html https://quyhyvong.com/mat-troi-hy-vong-huong-toi-ho-tro-dieu-tri-cho-1-000-benh-nhi-254943.html#respond Sun, 06 Apr 2025 09:48:35 +0000 https://quyhyvong.com/?p=254943 Mở rộng loại bệnh hỗ trợ và nâng độ tuổi nhận tài trợ, chương trình Mặt trời Hy vọng mong muốn giảm gánh nặng tài chính điều trị cho 1.000 bệnh nhân.

Lê Ngọc Vân, 13 tuổi, quê Bắc Giang, 7 năm bị suy thận, suy dinh dưỡng, thể trạng yếu. Nhiều lần bé gặp biến chứng như biến dạng xương, thiếu máu và suy tim, mẹ phải chở bằng xe máy từ Bắc Giang đến Hà Nội điều trị.

Ghép thận là giải pháp cuối cùng để bé hòa nhập cuộc sống. Tuy nhiên, bố mẹ bé đều không phù hợp hiến thận. May mắn Vân được ghép quả thận hiến tặng từ người đàn ông chết não tại Bình Dương và chương trình Mặt trời Hy vọng hỗ trợ một phần chi phí. Đến nay, cô bé sức khỏe ổn định, có thể vận động, vui chơi như bình thường,

Ngọc Vân là một trong số những bệnh nhi đầu tiên năm 2025 nhận tài trợ điều trị của chương trình Mặt trời Hy vọng.

Không chỉ hỗ trợ bệnh nhi mắc ung thư hay cần ghép tạng, ghép tủy, chương trình năm nay mở rộng đối tượng hỗ trợ, cho cả các em mắc bệnh hiếm, bệnh cần điều trị lâu dài, chi phí cao như tan máu bẩm sinh, viêm phổi, viêm não Nhật Bản. Mức hỗ trợ tối đa áp dụng từ 30 đến 100 triệu đồng mỗi ca, sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm y tế chi trả.

Độ tuổi bệnh nhi nhận hỗ trợ cũng được nâng giới hạn từ 16 lên 18.

Quỹ Hy vọng phối hợp các nhà tài trợ tổ chức thăm hỏi, tặng quà các bệnh nhi khó khăn dịp đầu năm.
Quỹ Hy vọng phối hợp các nhà tài trợ tổ chức thăm hỏi, tặng quà các bệnh nhi khó khăn dịp đầu năm.

Với việc mở rộng diện hỗ trợ, chương trình đặt mục tiêu giảm gánh nặng tài chính điều trị cho 1.000 bệnh nhi và gia đình. Hiện Quỹ Hy vọng hoàn thành ký kết hợp tác với 11 bệnh viện tuyến đầu trung ương và địa phương về điều trị nhi nhằm hỗ trợ các em nhỏ mắc bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

Các bệnh viện đối tác gồm Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện Huyết học Truyền máu TP HCM, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Cần Thơ…

Để thực hiện được mục tiêu trên, chương trình đã nhận được cam kết đồng hành 6 tỷ đồng từ Quỹ Thiện Tâm và Công ty CP Trung tâm Hội nghị Hội chợ triển lãm Việt Nam – VEFAC cùng một số cá nhân và tổ chức khác.

Máy truyền dịch được sử dụng chính trong điều trị hóa trị, kiểm soát cơn đau và truyền dịch cho các tình trạng như mất nước hoặc nhiễm trùng huyết.
Máy truyền dịch được sử dụng chính trong điều trị hóa trị, kiểm soát cơn đau và truyền dịch cho các tình trạng như mất nước hoặc nhiễm trùng huyết.

Ngoài ra, Quỹ cũng nhận được sự đồng hành của UNIQLO Việt Nam và nhóm “Tam Kỳ Project” để trao tặng các thiết bị y tế như máy truyền dịch, máy tiêm điện cho các khoa ung bướu nhằm hỗ trợ quá trình điều trị cho bệnh nhi ung thư.

Triển khai từ tháng 3/2021, Mặt trời Hy vọng là chương trình kết hợp của Quỹ Hy vọng với chương trình Ông Mặt trời do ông Minh Nhân sáng lập. Bên cạnh hỗ trợ điều trị, chương trình cũng thực hiện các hoạt động nâng dậy tinh thần cho bệnh nhi khó khăn, nâng cao nhận thức cộng đồng về ung thư ở trẻ em. Đến hết năm 2024, 2.000 bệnh nhi đã được hỗ trợ chi phí điều trị từ chương trình.

Độc giả đồng hành cùng chương trình tại đây.

Ngân hàng Vietcombank

Số tài khoản: 0011007300602

Nội dung: Ten cua ban – Mat troi Hy vong

Chủ tài khoản: Quỹ Hy Vọng

Chi nhánh: Sở giao dịch

Quỳnh Anh

]]>
https://quyhyvong.com/mat-troi-hy-vong-huong-toi-ho-tro-dieu-tri-cho-1-000-benh-nhi-254943.html/feed 0
Khánh thành ‘Nhà tắm Hy vọng’ đầu tiên tại Bắc Kạn https://quyhyvong.com/khanh-thanh-nha-tam-hy-vong-dau-tien-tai-bac-kan-254938.html https://quyhyvong.com/khanh-thanh-nha-tam-hy-vong-dau-tien-tai-bac-kan-254938.html#respond Sun, 06 Apr 2025 09:45:54 +0000 https://quyhyvong.com/?p=254938 Công trình nhà tắm dành cho gần 200 học sinh, giáo viên Trường PTDTBT TH & THCS Kim Hỷ, huyện Na Rì với diện tích 42 m2, gồm 6 khoang đã chính thức đi vào sử dụng ngày 3/4.

Công trình có tổng giá trị đầu tư 310 triệu đồng do Quỹ Hy Vọng tài trợ, đóng góp của cộng đồng chạy bộ trên nền tảng thể thao trực tuyến Vrace, và sự đồng hành truyền thông của Schannel.

Đại diện Quỹ Hy vọng cùng các đơn vị đồng hành cắt băng khánh thành nhà tắm tại Trường PTDTBT TH&THCS Kim Hỷ, huyện Na Rì, Bắc Kạn, ngày 3/4/2025. Ảnh: Nga Thanh
Đại diện Quỹ Hy vọng cùng các đơn vị đồng hành cắt băng khánh thành nhà tắm tại Trường PTDTBT TH&THCS Kim Hỷ, huyện Na Rì, Bắc Kạn, ngày 3/4/2025. Ảnh: Nga Thanh

Tại lễ khánh thành, đại diện Quỹ Hy vọng cho biết nhà tắm là dự án mới, được thực hiện từ năm 2024, nhận được sự chung tay của cộng đồng để giải quyết những vấn đề mang tính lâu dài. Đặc biệt, dự án giúp đảm bảo điều kiện sinh hoạt cơ bản nhất cho học sinh vùng cao.

“Thông qua dự án nhà tắm và vệ sinh học đường, chúng tôi hướng tới giúp các em đảm bảo sức khỏe, nâng cao nhận thức về giới tính, vệ sinh cá nhân”, đại diện quỹ cho biết.

Bà Chu Thị Thái Hà, hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH & THCS) Kim Hỷ bày tỏ sự xúc động khi học sinh có nhà tắm mới.

Hiệu trưởng cho biết trước đây khu vực nhà tắm của trường chỉ được quây tôn tạm, không mái che. Hàng trăm học sinh chen chúc nhau đợi đến lượt sử dụng. Chưa kể không có hệ thống nước nóng, những ngày mùa đông, thầy cô cùng phụ huynh phải đi đốn củi, đun nước cho học sinh.

“Hơn 60% học sinh thuộc hộ nghèo, bình thường cái ăn cái mặc còn thiếu, việc có nhà tắm đạt chuẩn giúp các em đảm bảo sức khỏe có thêm động lực để tới trường”, bà Hà chia sẻ.

Nhà tắm trường PTDTBT TH&THCS Kim Hỷ sau và trước khi được xây mới. Ảnh: Nga Thanh

Trước đó, Quỹ Hy vọng đã khánh thành hai nhà tắm tại Trường PTDTBT Tiểu học Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La và Trường PTDTBT Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Các công trình được thiết kế theo quy mô học sinh từng trường, phân khu nam nữ, trang bị hệ thống làm nóng nước tắm, giúp học sinh ấm áp trong mùa đông lạnh.

Vừa qua, Opella Việt Nam và nhãn hàng Enterogermina cũng ký kết hợp tác cùng Quỹ Hy vọng để triển khai xây nhà tắm và 20 nhà vệ sinh tại Trường PTDT Nội trú Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình.

Tại đây, nhiều học sinh phải tắm suối hoặc tận dụng nhà vệ sinh xuống cấp do không có nhà tắm riêng. Việc thiếu công trình tắm kín đáo, sạch sẽ, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe học sinh.

Thầy cô và phụ huynh trường PTDTBT TH&THCS Kim Hỷ, huyện Na Rì, Bắc Kạn gom củi, đun nước cho học sinh tắm vào mùa đông, khi chưa có nhà tắm đạt chuẩn, tháng 10/2024. Video: Anh Phú

Để giáo viên và học sinh vùng cao, khó khăn có điều kiện dạy, học tốt hơn, Quỹ Hy vọng – báo VnExpress tiếp tục nhận đóng góp trong chương trình Ánh sáng học đường. Mọi ủng hộ của độc giả xin gửi về chương trình tại đây:

Ngân hàng Vietcombank

Số tài khoản: 0011007300602

Nội dung: Ten cua ban – Mat troi Hy vong

Chủ tài khoản: Quỹ Hy Vọng

Chi nhánh: Sở giao dịch

Quỳnh Anh

]]>
https://quyhyvong.com/khanh-thanh-nha-tam-hy-vong-dau-tien-tai-bac-kan-254938.html/feed 0
Quỹ Hy vọng đặt mục tiêu hỗ trợ hơn 200 trường học https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-dat-muc-tieu-ho-tro-hon-200-truong-hoc-254936.html https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-dat-muc-tieu-ho-tro-hon-200-truong-hoc-254936.html#respond Sun, 06 Apr 2025 08:55:49 +0000 https://quyhyvong.com/?p=254936 Ngoài xây mới và sửa chữa phòng lớp học, Quỹ Hy vọng tiếp tục các dự án vệ sinh học đường, trao thư viện điện tử và bắt đầu chuỗi bếp ăn dinh dưỡng.

Đầu tháng 3, học sinh tại điểm trường Đồng Trò, trường Tiểu học Tứ Quận, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang bắt đầu được sử dụng công trình nhà vệ sinh 6 khoang mới.

Trước đây, gần 100 học sinh chỉ có một nhà vệ sinh hai phòng. Công trình nhỏ, đã xuống cấp, thường xuyên úng nước, không gian thiếu sáng, gây bất tiện cho các em.

“Được sử dụng nhà vệ sinh mới, khang trang sạch đẹp, thầy trò ai cũng phấn khởi. Tư tưởng thoải mái nên công tác chăm lo đời sống, chuyên môn cũng tốt hơn”, thầy Nguyễn Chiến – hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Quận nói.

Công trình vệ sinh mới tại điểm trường Đồng Trò, Tuyên Quang.
Công trình vệ sinh mới tại điểm trường Đồng Trò, Tuyên Quang.

Năm nay, Quỹ Hy vọng đặt mục tiêu xây thêm 100 cụm công trình mới và mở rộng phạm vi thực hiện đến các huyện tại miền Trung như Kỳ Sơn (Nghệ An), Sơn Hà (Quảng Ngãi).

Vừa qua, Quỹ đã cùng Opella Việt Nam, nhãn hàng Enterogermina ký kết thỏa thuận hợp tác xây 20 công trình vệ sinh học đường và một nhà tắm tại Quảng Bình, kết hợp tổ chức các hoạt động giáo dục, thay đổi thói quen vệ sinh.

Ngoài ra, dự án cũng sẽ triển khai sửa chữa các công trình vệ sinh cũ, hỏng, có khả năng khắc phục.

Với mục tiêu xây mới 13 điểm trường, Quỹ đã hoàn thành khảo sát và lập dự án chi tiết tại huyện Điện Biên Đông (Điện Biên), huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), huyện Phước Sơn và Tây Giang (Quảng Nam).

Đồng hành cùng mục tiêu này, Đông Tây Barbershop đang triển khai chiến dịch gây quỹ, với mỗi giao dịch thanh toán bằng MoMo, chuỗi cắt tóc này trích 5.000 đồng để đóng góp cùng Quỹ Hy vọng xây 3 phòng học mới tại Điện Biên. Chiến dịch đã nhận được hơn 500 triệu đồng.

Phòng học tôn tại Trường TH&THCS Tân Lập, Điện Biên Đông, Điện Biên sẽ được xây mới thay thế trong năm nay.
Phòng học bằng tôn tại Trường TH&THCS Tân Lập, Điện Biên Đông, Điện Biên sẽ được xây mới thay thế trong năm nay.

Quỹ Hy vọng năm nay tách hạng mục tài trợ xây mới bếp ăn khi xây trường thành dự án độc lập mang tên “Bếp ăn dinh dưỡng”, tạo điều kiện để học sinh vùng cao được chăm lo bữa ăn bán trú.

Dự án “Nhà tắm Hy vọng” sau một năm thí điểm và nhận được những phản hồi tích cực từ học sinh và giáo viên ở các trường bán trú, sẽ tiếp tục được thực hiện tại Quảng Bình, Quảng Nam. Công trình nhà tắm không chỉ được thiết kế với các phòng riêng đảm bảo kín đáo, đáp ứng nhiều học sinh sử dụng cùng lúc, mà còn trang bị hệ thống làm nóng nước trong mùa đông.

Cùng với các hoạt động xây mới phòng lớp học và các công trình chức năng, Quỹ Hy vọng còn đặt mục tiêu sơn sửa thêm ít nhất 55 điểm trường trên cả nước, với sự chung tay của Quỹ Người FPT vì cộng đồng.

Điểm trường gỗ cuối cùng ở huyện Sông Mã, Sơn La đã được thay thế bằng những phòng học khang trang, kiên cố.
Điểm trường gỗ cuối cùng ở huyện Sông Mã, Sơn La đã được thay thế bằng những phòng học khang trang, kiên cố.

Là dự án mang tri thức trực tuyến đến các trường học khó khăn, Thư viện điện tử năm nay dự kiến được mở rộng hỗ trợ đến các trường phổ thông trung học với ba môn có sẵn trên ứng dụng Vuihoc gồm Toán, Lý, Hóa, bên cạnh môn Toán – Tiếng Việt – Anh cho cấp tiểu học và Toán – Ngữ Văn – Khoa học tự nhiên cho cấp trung học cơ sở.

Số lượng thư viện điện tử được trao cũng tăng hơn 40% so với năm trước, lên 50 trường học thụ hưởng.

Các hoạt động trên đều nằm trong chương trình “Ánh sáng học đường”, triển khai từ năm 2018 với mục tiêu rút ngắn khoảng cách chênh lệch về điều kiện giáo dục giữa miền núi và đồng bằng, nông thôn và thành thị. Với các mục tiêu trong năm 2025, Quỹ Hy vọng dự kiến cần gần 40 tỷ đồng để thực hiện. Hiện chương trình nhận được sự đồng hành của Tập đoàn FPT, Quỹ Thiện Tâm – Tập đoàn VinGroup, UNIQLO Việt Nam, Câu lạc bộ cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ – Vusac, độc giả báo VnExpress.

Mọi đóng góp dù nhỏ nhất đều giúp các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn. Độc giả có thể chung tay ủng hộ chương trình tại đây.

Ngân hàng Vietcombank

Số tài khoản: 0011007300602

Nội dung: Ten cua ban – Mat troi Hy vong

Chủ tài khoản: Quỹ Hy Vọng

Chi nhánh: Sở giao dịch

Quỳnh Anh

]]>
https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-dat-muc-tieu-ho-tro-hon-200-truong-hoc-254936.html/feed 0
Quỹ Hy vọng lên kế hoạch xây 80 cầu Hy Vọng năm 2025 https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-len-ke-hoach-xay-80-cau-hy-vong-nam-2025-254933.html https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-len-ke-hoach-xay-80-cau-hy-vong-nam-2025-254933.html#respond Sun, 06 Apr 2025 08:49:36 +0000 https://quyhyvong.com/?p=254933 9 cầu Hy Vọng khởi công tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp trong quý 1 vừa qua là những công trình trong kế hoạch xây mới 80 cầu bê-tông năm nay.

Tham dự lễ khởi công cầu Hy Vọng 433 tại huyện Chợ Mới, An Giang hồi tháng 3, người dân xã Kiến Thành ai nấy đều phấn khởi vì “sắp có cầu mới, to, đẹp thay thế cầu cũ làm từ ván gỗ, tay vịn đã hoen gỉ”.

Trước đây, cầu mang tên Tư Bên, chiều ngang nhỏ hẹp, chỉ vừa xe máy qua lại, gây khó khăn cho người dân khi vận chuyển hàng hóa. Sau khi xây mới, cầu mang tên Hy Vọng 433, có chiều dài 20m, ngang 3,8m, đảm bảo ô tô có thể lưu thông, phát triển giao thương.

Công trình tại xã Kiến Thành là một trong 80 cầu Hy Vọng được Quỹ Hy Vọng lập kế hoạch xây mới trong năm 2025, thực hiện tại Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu. Mỗi cây cầu được xây từ 3 nguồn kinh phí: Quỹ Hy vọng tài trợ, địa phương đối ứng, người dân đóng góp chi phí hoặc ngày công.

Khởi công cầu Hy Vọng tại An Giang cùng GHTK.
Khởi công cầu Hy Vọng tại An Giang cùng GHTK.

Với mục tiêu trên, Quỹ Hy vọng dự kiến ngân sách tài trợ khoảng 9 tỷ đồng. Tại Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, sinh viên hiện thực hiện triển khai nhiều hoạt động gây quỹ như bán hàng, mở dịch vụ sửa chữa đồ điện, kinh doanh online, dành toàn bộ lợi nhuận để cùng Quỹ xây cầu tại Đồng Tháp, Cần Thơ.

Cũng bằng hình thức này, trước đó, sinh viên đã gây quỹ thành công để xây một điểm trường tại Điện Biên.

Hoạt động xây cầu của Quỹ còn nhận được sự đồng hành của Tập đoàn FPT, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ở các tỉnh, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ở các cấp, Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm, Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam.

“Trực tiếp khởi công dự án cùng Quỹ Hy vọng tại Đồng Tháp, gặp gỡ bà con địa phương tạo động lực rất nhiều cho đội ngũ của chúng tôi. Cám ơn Quỹ đã kết nối để những đóng góp của tập thể cán bộ nhân viên được đến đúng nơi cần giúp đỡ”, đại diện IDP Việt Nam chia sẻ.

Khởi công cầu Hy Vọng tại Đồng Tháp do sinh viên FPT Polytechnic tài trợ.
Khởi công cầu Hy Vọng tại Đồng Tháp do sinh viên FPT Polytechnic đóng góp.

Là một trong những địa phương thụ hưởng dự án, ông Đặng Quang Vinh, chủ tịch UBND xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ chia sẻ: “Những cây cầu mới giúp người dân, học sinh đi lại thuận tiện dễ dàng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã, đồng thời tạo diện mạo mới cho nông thôn, quê hương ngày càng khang trang”.

Xây cầu là hoạt động nằm trong chương trình “Nâng bước em đến trường” do Quỹ Hy vọng thực hiện từ năm 2018, nhằm cải thiện hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và sự an toàn cho trẻ em tới trường ở vùng sông nước.

Đến hết năm 2024, chương trình đã xây mới gần 450 cầu bê-tông ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và 400 cầu được khánh thành, đưa vào sử dụng. Để đồng hành cùng chương trình, độc giả có thể xem thêm thông tin và đồng hành tại đây.

Ngân hàng Vietcombank

Số tài khoản: 0011007300602

Nội dung: Ten cua ban – Nang buoc em den truong

Chủ tài khoản: Quỹ Hy Vọng

Chi nhánh: Sở giao dịch

Quỳnh Anh

]]>
https://quyhyvong.com/quy-hy-vong-len-ke-hoach-xay-80-cau-hy-vong-nam-2025-254933.html/feed 0