Quá tải, xuống cấp, hư hỏng...là tình trạng chung của nhiều nhà vệ sinh trường học tại các huyện vùng cao, như Điện Biên, Sơn La, Hà Giang...
Tại điểm trường Nậm Mì 1 (Trung tâm), thuộc trường Tiểu học Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, Điện Biên hơn 300 em học sinh và gần 20 giáo viên sử dụng chung một nhà vệ sinh quây tạm bằng tôn, hệ thống xử lý chất thải, thoát nước còn chưa có. Tại điểm trường Huổi Pinh, thuộc trường Tiểu học Mường Toong 1, nhà vệ sinh từng có nhưng nay đã xuống cấp, hư hỏng, gần như không sử dụng được.
Thậm chí, một số điểm trường ở Mường Nhé như bản Huổi Lúm, Huổi Ban, Huổi Lếch, Huổi Pết... không có nhà vệ sinh, giáo viên và học sinh phải đi nhờ; hoặc tại điểm trường Xi Ma 1-2, Chuyên Gia 1-2, nhà vệ sinh chỉ đơn giản được quây bằng bạt, ván gỗ sơ sài, gây bất tiện và không đảm bảo vệ sinh cho cả giáo viên và học sinh.
Tại không ít điểm trường ở huyện Vân Hồ, Sơn La hay huyện Đồng Văn, Hà Giang tình trạng tương tự cũng diễn ra.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019-2020 còn hơn 30% nhà vệ sinh trường học chưa đạt chuẩn trên cả nước. Báo cáo của UNICEF tại Việt Nam chỉ ra rằng, việc thiếu khả năng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường, cùng với các thực hành vệ sinh kém góp phần làm tăng cao tỷ lệ tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm ký sinh trùng.
Hiện nay, Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặt mục tiêu năm 2025, 100% trường học có nhà vệ sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.
Với việc ra đời dự án "Vệ sinh học đường", quỹ Hy Vọng đặt mục tiêu xây dựng 400 cụm nhà vệ sinh mới đến năm 2027, giúp trẻ em nâng cao hiểu biết về vệ sinh học đường, từ đó biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân, tạo nền tảng cho một thế hệ khoẻ mạnh. Năm 2024. dự án đặt mục tiêu xây 70 cụm nhà vệ sinh mới.
Bà Trương Thanh Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hy Vọng cho biết đây là dự án mà quỹ đã ấp ủ từ lâu, sẽ không chỉ thực hiện tại Sơn La, Điện Biên mà dự kiến còn được triển khai tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc.
"Nhiều em đã tâm sự rằng không dám đi vệ sinh ở trường vì quá dơ, quá bất tiện. Điều đó thôi thúc Quỹ ngoài xây trường cho các em, còn hướng đến cải tạo thêm hệ thống nhà vệ sinh, để các em có điều kiện học hành tốt hơn. Chúng tôi mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, ủng hộ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để cuộc sống của trẻ em Việt Nam càng ngày càng tốt đẹp hơn", bà Thanh Thanh chia sẻ.
Dự án Vệ sinh học đường giúp sức khỏe của 98% học sinh được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt như rửa tay thường xuyên, không phóng uế bừa bãi, dọn dẹp định kỳ. Đỗ Nam – Kim Anh
Giờ cơm trưa, Lò Minh Thư cùng vài người bạn lớp 5A2, trường tiểu học Bản Bo (Tam Đường, Lai Châu) tự giác đến nhà vệ sinh khiến khu vực này rộn ràng hơn bình thường bởi tiếng tranh luận việc rửa tay đúng cách. Sau khi thực hành các bước vệ sinh, Minh Thư…
Rửa tay sạch sẽ giúp giảm thiểu bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, quy trình 6 bước kéo dài tối thiểu 30 giây. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết như trên khi đọc thông tin nhiều trẻ vùng cao có nhà vệ…
Khi nhà nhà sum vầy đón cái Tết ấm no bên người thân, thì vẫn còn đâu đó những mảnh đời bất hạnh, cô đơn giữa thời khắc chuyển giao năm cũ – năm mới. Đó chính là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,…
Tại những địa phương vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam, học sinh và giáo viên vẫn ngày ngày học tập và giảng dạy trong những ngôi trường tạm, thiếu trang thiết bị và mất an toàn. Cơ sở vật chất không đủ đáp ứng…
Đi sâu vào các xã nông thôn, vùng sâu vùng xa của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, cầu tạm nhiều vô số, được địa phương và người dân xây dựng bằng những tấm ván gỗ, sắt, tre… Chỉ qua vài mùa mưa nắng, những…