Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Mặt trời Hy vọng
  • Tin tức
Thứ ba, 1/11/2022 | 08:32 GMT+7

Bé gái ghép tế bào gốc chặn ung thư di căn xa

Bé Võ Huyền Trâm 5 tuổi, ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn xương và tủy xương, sau ghép tế bào gốc đã chặn được di căn xa hơn.

“Bé đáp ứng thuốc tốt sau truyền, khống chế được ung thư di căn xa, uống thuốc duy trì trong 6 tháng”, bác sĩ Nguyễn Hoài Anh, Khoa Ung thư, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết. Đến nay, sức khỏe bé ổn định, tăng cân, ăn được nhiều.

Ca ghép tế bào gốc tiến hành ngày 14/7. Mẹ bé, chị Trần Thị Soa 26 tuổi, cho biết sau hơn một tiếng ghép tế bào gốc, bé Trâm nôn, tiêu chảy, đau nhức toàn thân, cảm giác như hàng trăm con kiến cắn mà không thể gãi, bỏ ăn. Bác sĩ nói giai đoạn ghép tế bào gốc là khó khăn nhất đối với Trâm. Bệnh nhân cần truyền hóa chất mạnh, chăm sóc khắt khe hơn, phải nằm phòng cách ly đặc biệt, người chăm sóc cũng cần đảm bảo vô khuẩn, tránh lây nhiễm từ bên ngoài. Bé phải bổ sung dinh dưỡng nhiều do mệt mỏi tăng, chán ăn, đi ngoài, suy dinh dưỡng, sụt cân.

U nguyên bào thần kinh là ung thư hệ thần kinh phó giao cảm, một dạng u đặc phổ biến ở trẻ nhỏ. Tùy thuộc từng giai đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhi, bác sĩ đưa ra phác đồ với các liệu trình phù hợp. Trong đó, ghép tế bào gốc được xem như “phao cứu cánh” cho người bệnh, giúp tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư, tái tạo tế bào khỏe mạnh, lui bệnh và giảm tỷ lệ tái phát.

Với bé Trâm, theo bác sĩ Anh, do tình trạng nặng, phác đồ điều trị kết hợp nhiều biện pháp gồm phẫu thuật cắt u và xạ trị, truyền hóa chất liều cao kết hợp ghép tế bào gốc, sau đó dùng thuốc duy trì. Ghép tế bào gốc là biện pháp cuối cùng nhằm chặn ung thư di căn xa hơn. Gia đình khó khăn, bé được chương trình Mặt trời Hy vọng hỗ trợ chi phí truyền tế bào gốc.

Bệnh nhân u nguyên bào thần kinh được điều trị duy trì, tỷ lệ sống sau 5 năm khá thấp. Hiện nay, sau ghép tế bào gốc, tỷ lệ sống 5 năm của nhiều bệnh nhân khoảng 30-60%, tùy thể trạng của từng người.

Trong nhiều trường hợp, u nguyên bào thần kinh có thể được phát hiện khi siêu âm trong thai kỳ. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết trường hợp u nguyên bào thần kinh được phát hiện sau khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như hạch bạch huyết (cơ quan nhỏ hình hạt đậu, giúp chống nhiễm trùng), gan, phổi, xương và tủy xương (mô xốp, đỏ, ở bên trong của những xương lớn).

Sau mỗi đợt truyền hóa chất, Trâm đau nhức, chán ăn nhưng cố gắng gượng, hứa cố gắng điều trị để sớm quay lại trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau mỗi đợt truyền hóa chất, Trâm đau nhức, chán ăn nhưng cố gắng gượng, hứa cố gắng điều trị để quay lại trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từ tháng 6/2021, Huyền Trâm thường kêu đau mỏi chân tay, đau răng. Gia đình ở xa, bố mẹ lên bệnh viện tỉnh Nghệ An lấy thuốc về cho con uống. Đến tháng 8/2021, Trâm đau nhiều hơn, sưng mí mắt, có màu thâm đen. Gia đình đưa con đi bệnh viện kiểm tra lại, bác sĩ chẩn đoán thiếu máu, chuyển xuống viện Sản nhi Nghệ An. Tại đây, bác sĩ phát hiện Trâm mắc ung thư nguyên bào thần kinh, đề nghị chuyển ra Hà Nội.

Nghĩ lại hơn một năm qua, chị Soa nói cảm giác bàng hoàng, đau đớn khi nhận tin con ung thư đến nay vẫn còn nguyên. Chị không ngừng tự hỏi vì sao con mắc bệnh, bởi gia đình không có ai bị ung thư. “Vừa thương, vừa sợ mất con mà trong nhà chẳng có bao tiền”, chị Soa nói.

Gia đình chị có 6 người, hai ông bà đã già yếu. Chồng chị, anh Võ Trọng Tài 30 tuổi, làm việc gần nhà, thu nhập bấp bênh. Ngày 6/9/2021, bé chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Ngày đi, chị Soa mang theo vài triệu đồng phòng thân. Đến nay, số tiền hơn cả trăm triệu, vượt ngoài khả năng chi trả của gia đình, nhà cũng chẳng còn gì để bán.

“Mọi người bảo ung thư là án tử, chữa trị tốn kém. Còn vợ chồng tôi thì nghĩ tốn kém cũng chữa, được ở cạnh con ngày nào là hạnh phúc ngày đó”, anh Tài tiếp lời. Hiện, anh Tài là trụ cột tài chính của gia đình.

“Nghĩ lại quãng thời gian ghép tế bào gốc thực sự cực hình nhưng là cơ hội cuối để cứu con nên cả nhà động viên nhau còn nước, còn tát. Còn 1% cơ hội cũng không từ bỏ”, chị Soa nói. Những ngày “sống mòn” ở bệnh viện, chị Soa học được nhiều cách để chăm sóc, dỗ dành khi con đau, nhận biết dấu hiệu con sốt, biến chứng để nhập viện.

Hiện, Trâm truyền xong 12 đợt hóa chất, nặng 16,5 kg. Nhiều đêm ôm mẹ ngủ, bé thì thầm động viện ngược: “Cả hai mẹ con cùng cố gắng nhé, con muốn được quay lại trường học”. Còn với chị Soa, ước mơ lớn nhất bây giờ là con ăn được, ngủ được như bạn bè, “thay vì cả ngày đau đớn, vật vã với kim truyền, hóa chất”.

Tuy điều trị đau đớn, Huyền Trâm luôn lạc quan, vui vẻ và cố gắng uống thuốc đầy đủ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đau đớn vì bệnh tật, Huyền Trâm luôn lạc quan, vui vẻ và cố gắng uống thuốc đầy đủ. Ảnh: Nhân vật cung cấp 

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Độc giả có thể xem thông tin chương trình tại đây.

Minh An

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Giấc mơ về những mái nhà lành lặn

Ánh sáng học đường

Giấc mơ về những mái nhà lành lặn

Nhiều năm qua, người lính già 98 tuổi và cặp vợ chồng câm điếc ở huyện Hương Khê luôn mơ về một ngôi nhà kiên cố, nhưng chưa bao giờ được như ý. Ở thôn 3, xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, căn nhà ba…

Xây 37 ‘nhà Hy Vọng’ ở Hà Tĩnh

Ánh sáng học đường

Xây 37 ‘nhà Hy Vọng’ ở Hà Tĩnh

Quỹ Hy vọng sẽ xây 37 căn nhà kiên cố cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở huyện miền núi Hương Khê, với sự chung tay của Agribank. Những hộ dân được tài trợ xây nhà thuộc địa bàn 17 xã, thị…

Cô trò Y Tý nhận trường lớp mới sau bão Yagi

Ánh sáng học đường

Cô trò Y Tý nhận trường lớp mới sau bão Yagi

Ngày 14/4, cô trò điểm trường Lao Chải 3, trường Mầm non Y Tý, xã Y Tý, huyện Bát Xát nhận bàn giao trường lớp sau gần hai tháng thi công sửa chữa. Trường còn tiếp nhận thiết bị học tập, sinh hoạt gồm tivi,…

Quỹ Hy vọng khánh thành điểm trường vùng biên

Ánh sáng học đường

Quỹ Hy vọng khánh thành điểm trường vùng biên

Hai phòng học xây mới cùng nhà vệ sinh, công trình sân chơi tại điểm trường Huồi Cam, huyện Quế Phong, vừa được Quỹ Hy vọng và FPT bàn giao cho địa phương sử dụng. Dân bản chủ yếu là đồng bào Thái, Mông, Khơ-Mú,…

Phát động giải chạy gây quỹ xóa nhà tạm, dột nát

Ánh sáng học đường

Phát động giải chạy gây quỹ xóa nhà tạm, dột nát

Ngày 6/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp Quỹ Hy vọng tổ chức Lễ phát động Giải chạy trực tuyến, gây quỹ dự án “Nhà Hy vọng”. Giải được tổ chức online ghi nhận thành tích trong…

Khánh thành ‘Nhà tắm Hy vọng’ đầu tiên tại Bắc Kạn

Ánh sáng học đường

Khánh thành ‘Nhà tắm Hy vọng’ đầu tiên tại Bắc Kạn

Công trình nhà tắm dành cho gần 200 học sinh, giáo viên Trường PTDTBT TH & THCS Kim Hỷ, huyện Na Rì với diện tích 42 m2, gồm 6 khoang đã chính thức đi vào sử dụng ngày 3/4. Công trình có tổng giá trị…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật