Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Mặt trời Hy vọng
  • Tin tức
Thứ hai, 20/3/2023 | 10:55 GMT+7

Tình yêu cổ tích của cô gái trở về từ cõi chết

HÀ NỘI- Phát hiện bị ung thư xương ác tính khó qua khỏi, Hòa nhiều lần hắt hủi để Hiệp nản mà bỏ mình nhưng anh vẫn đi cùng cô suốt 5 năm chiến đấu với tử thần.

Đám cưới của họ vừa được tổ chức đầu tháng 3 ngập trong nụ cười và nước mắt, bởi tất cả những người tham dự hôm đó hiểu, đường đến hạnh phúc của họ đã qua bao thác ghềnh.

Trên sân khấu, cô dâu cảm ơn gia đình hai bên đã ủng hộ tình yêu của mình, cảm ơn giáo sư Trần Trung Dũng cùng ekip điều trị u xương đã tái sinh cuộc đời mình. Cuối cùng, cô dâu Lê Thị Hòa, 28 tuổi, quay sang nói với chồng: “Cảm ơn anh đã yêu thương em. Xin lỗi vì để anh phải chờ lâu”.

Cô dâu Lê Thị Hòa và chú rể Đặng Đình Hiệp khoe nhẫn cưới, sau 5 năm yêu với bao khó khăn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cô dâu Lê Thị Hòa và chú rể Đặng Đình Hiệp khoe nhẫn cưới, sau 5 năm yêu với bao khó khăn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm 2018, cô sinh viên Học viên Công nghệ Bưu chính viễn thông Lê Thị Hòa quê Thanh Hóa thường đi làm thêm tự trang trải cuộc sống. Khi đi làm phục vụ tiệc cưới, cô tình cờ quen chàng trai Hà Nội Đặng Đình Hiệp, người giám sát của một nhà hàng tiệc cưới.

Nhớ lại sự kiện đã “buộc” hai người vào nhau, Hòa kể đó là lần đầu tiên Hiệp đèo mình đi làm tiệc gần cuối năm. Để gán ghép họ, mọi người trong công ty đẩy cô lên xe anh.

Sau hôm đó, Hòa nhắn tin cảm ơn Hiệp. Chàng trai biết cô cần một công việc, còn mình cần những người làm part-time, nên chú ý sắp xếp công việc cho khớp lịch học của Hòa. Hai người song hành trong công việc, giờ tan làm thường ngồi lại hỏi han nhau về cuộc sống. Tình cảm dành cho đối phương cứ thế nảy nở.

Ra Tết năm 2019, khi đang làm đồ án tốt nghiệp, Hòa được nhận trước vào một công ty đúng chuyên ngành kế toán. Giữa lúc mọi thứ đều màu hồng một vệt xám xuất hiện.

Những cơn đau bên chân phải rất nhẹ nhưng âm ỉ bỗng dưng xuất hiện. Khám 5 lần tại bệnh viện công lẫn phòng khám tư ở Hà Nội đều không thấy bất thường. Dịp 30/4/2019, Hòa chụp XQ tại một phòng khám ở quê mới phát hiện có bất thường và được yêu cầu khám kỹ ở tuyến trên.

Tại Bệnh viện Việt Đức, bác sĩ cho biết phải phẫu thuật để nạo vét u. Hòa đồng ý ngay vì tưởng chỉ là u lành. Nhưng sau mổ, cô được thông báo sẽ chuyển tới Bệnh viện K. Lúc ấy cô vẫn nghĩ chắc mình tới đó điều trị thêm cho yên tâm. Nhưng những đôi mắt đỏ hoe của mẹ, bố và hai chị gái, khiến Hòa chột dạ. “Đến khi đọc bệnh án ghi ung thư xương ác tính, tôi như người rơi xuống vực”, cô nhớ lại.

Bác sĩ giải thích khối u nằm ở đùi nên sẽ phải cắt chi sau đó điều trị hóa chất 6 đợt, nếu đáp ứng thuốc tốt có thể trở lại cuộc sống. Không đành lòng nhìn con gái bị cụt chân, gia đình Hòa yêu cầu truyền hóa chất để kéo dài thời gian tìm phương pháp.

Cô gái bước vào những đợt truyền hóa chất đầu tiên trong tình trạng liên tục phải cấp cứu. Tới đợt thứ tư, Hòa chỉ còn 28 kg, da bọc xương. Ở lằn ranh sinh tử, cô chứng kiến nhiều chuyện tình đứt đoạn vì bệnh tật. Nghĩ đến mình và Hiệp mới chỉ yêu, Hòa không tin có thể cùng nhau bước tiếp nên quyết định tìm cách chia tay. “Chia tay với anh, sâu xa tôi muốn giữ lại chút tự trọng cho mình và tương lai cho anh”, cô chia sẻ.

Hiệp vài lần nhận được tin nhắn: “Bệnh của em không thấy tương lai, mình dừng lại nhé”. Vài lần đầu, anh còn cố động viên cô giữ tinh thần để chữa bệnh. Những sau anh coi như mình không nhận được gì, hàng ngày vẫn mang đồ ăn mẹ mình nấu vào cho bạn gái. Ngày không phải đi làm, anh ở lại viện trông chừng cô truyền thuốc, đút cho ăn.

“Hóa chất vào mình phải cạo trọc đầu, lông mi, lông mày rụng hết. Da tái nhợt và sạm đi, móng tay đen sì. Suốt hai tháng mình không dám soi gương mà anh ấy vẫn hôn lên tay, lên má mình”, cô kể.

Không muốn người yêu nhìn thấy mình trong tình trạng thê thảm, Hiệp cứ đến là Hòa đuổi. Cô còn cố ý nói nặng lời, bỏ qua tin nhắn của anh nhiều ngày. Đỉnh điểm vì sự xua đuổi của Hòa, suốt một tuần Hiệp không tới viện.

Khi anh trở lại viện, Hòa thoáng ngạc nhiên vì thấy người yêu bơ phờ, hốc hác. Cô trốn vào toilet để trấn tĩnh và dặn mình không được yếu lòng. Khi mở cửa, cô chạm phải đôi mắt anh sưng đỏ nhìn mình.

“Anh có chán không?”, Hòa nói. Hiệp hỏi chán gì, rồi vớ lấy điện thoại. “Anh có chán không?”, Hòa tiếp tục. Khi cô nói lần thứ ba: “Em chán lắm rồi”, Hiệp ngước lên đáp “Trán anh cao lắm”. Chàng trai tiến lại nắm lấy tay cô, ôm, xoa đầu và hôn lên đầu. “Dù em có thế nào vẫn là người anh yêu”, chàng trai thủ thỉ.

Tình yêu kiệm lời mà bền bỉ của Hiệp làm Hòa bị thuyết phục.

Hòa và mẹ trong thời gian truyền hóa chất tại Bệnh viện K Hà Nội, năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hòa và mẹ trong thời gian truyền hóa chất tại Bệnh viện K Hà Nội, năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trong khi đó, Bệnh viện K mời giáo sư Trần Trung Dũng, chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực cơ xương khớp tới hội chẩn. Phác đồ mới nhanh chóng được vạch ra, gồm tiếp tục hóa trị cho khối u nhỏ lại, cắt u diện rộng và đặt xi măng xương để giữ khoảng cách và cuối cùng là phẫu thuật thay xương đùi bằng kim loại.

Tháng 10/2019, ca phẫu thuật đầu tiên diễn ra. Sau ca mổ, cô gái yếu hơn trước, phải ngồi xe lăn 6 tháng. Hiệp cùng với gia đình của Hòa ở bên chăm sóc cô. Những ngày đó, hình ảnh chàng trai đẩy xe lăn đưa bạn gái đi dạo trở nên quen thuộc. Nhiều người khen, nhưng cũng nhiều người nghi ngờ họ có thể ở bên nhau lâu dài.

Đôi uyên ương lúc này không quan tâm những gì người khác nói. “Tôi rất thích câu ‘Gặp nhau do trời, bên nhau do ý mình’. Nếu anh đã dũng cảm tay nắm mình, mình không buông nữa”, Hòa nói.

5 tháng sau, Lê Thị Hòa bước vào ca đại phẫu. Cô không tránh được lo lắng, nhất là khi mình là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam thay xương đùi bằng kim loại. Nhưng nghĩ đến gia đình và người yêu, nỗi lo có thể mất chân bị lấn át, nhường chỗ cho viễn cảnh có thể đi lại được.

Ca phẫu thuật thành công. Song giáo sư Trần Trung Dũng nhấn mạnh rằng chính nghị lực đáng nể của cô gái nhỏ mới tạo nên kỳ tích về sau. Như đứa trẻ, Hòa tập những bước đi đầu tiên bằng chân kim loại. Từ chỗ chỉ nhấc được một hai bước trong đau đớn, cô bước được dài hơn và dần bỏ được nạng.

Những ngày ấy, Hiệp hay đứng cuối con đường chờ Hòa tiến lại. Khi cô làm được, anh sẽ ôm cô vào lòng. Là con một trong gia đình khá giả nhưng từ nhỏ Hiệp đã không được chiều, ngược lại rất biết chăm sóc người khác. Từ lúc bên Hòa, anh đã luôn chín chắn và làm chỗ dựa cho cô. Sau này dù Hòa đi làm trở lại, ở cách 20 km nhưng mỗi tuần chàng trai sẽ đi chợ mua đầy thức ăn vào tủ lạnh cho cô. Nhiều hôm cô đi làm về phòng trọ đã thấy anh đến chơi, mâm cơm nấu sẵn cho mình.

Vợ chồng Hòa trong ngày cưới với giáo sư, bác sĩ Trần Trung Dũng và phu nhân. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hòa – Hiệp chụp ảnh cùng vợ chồng giáo sư Trần Trung Dũng trong lễ cưới, đầu tháng 3/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tết vừa rồi, Lê Thị Hòa nghĩ đến một tương lai xa hơn của hai người. “Em sẵn sàng rồi. Em muốn làm đám cưới”, cô nói. “Anh chỉ chờ câu này của em thôi”, Hiệp đáp.

Đám cưới, như đôi uyên ương nói, không làm thay đổi mối quan hệ của họ, nhưng là một ngày đặc biệt vui hơn trong gần 2.000 ngày bên nhau.

Phan Dương

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

5 trường học ở Gò Nổi được sơn sửa, tặng thư viện điện tử

Ánh sáng học đường

5 trường học ở Gò Nổi được sơn sửa, tặng thư viện điện tử

Quảng Nam – Quỹ Hy Vọng hỗ trợ sơn sửa lớp học, nhà vệ sinh và trao thư viện điện tử cho 5 trường ở vùng Gò Nổi, thị xã Điện Bàn, ngày 28/6. Trong đó, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Trường Mẫu giáo…

Hy vọng mong manh trong những căn nhà dọa sập

Ánh sáng học đường

Hy vọng mong manh trong những căn nhà dọa sập

Hà Tĩnh – Cột kèo mối mọt, mái thủng, vách nứt khiến hai gia đình nghèo sống trong bất an suốt hàng chục năm, chỉ mong có nơi ở vững chãi để bám trụ và lo cho con cái. Giữa tháng 6, nắng chói chang,…

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Vệ sinh học đường

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Tại nhiều điểm trường vùng cao, những công trình vệ sinh tạm bợ, xuống cấp và mất an toàn không còn là chuyện hiếm. Các em học sinh – những đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển thể chất và hình thành nhân cách…

Xây phòng lớp mới cho học sinh miền núi Quảng Nam

Ánh sáng học đường

Xây phòng lớp mới cho học sinh miền núi Quảng Nam

Ngày 18/6, Trường Mẫu giáo Chánh Công khởi công hai công trình tại thôn 2 và thôn 5, do UNIQLO Việt Nam và Chứng khoán Nhất Việt tài trợ thông qua Quỹ Hy Vọng. Tại điểm trường thôn 5, Quỹ Hy Vọng lập dự án…

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Tết Hy vọng

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Đà Nẵng – Nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh, nhà báo Đinh Đức Hoàng, BTV Đào Xuyên kể chuyện trải nghiệm chính đời mình để chuyền cảm hứng về tương lai. Cuối tuần vừa qua, nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh có mặt tại Trường…

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son giao lưu với học sinh Trường Hy Vọng

Tết Hy vọng

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son giao lưu với học sinh Trường Hy Vọng

Đà Nẵng – Cầu thủ Nguyễn Xuân Son dự lễ trưởng thành của học sinh Trường Hy Vọng, ký tặng bóng và cùng các em ăn bữa cơm nội trú. Chiều 14/6, cầu thủ Nguyễn Xuân Son có mặt tại hội trường tòa nhà FPT…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật