Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Ánh sáng học đường
  • Tin tức
Thứ ba, 28/3/2023 | 08:40 GMT+7

‘Bài toán’ bữa ăn bán trú ở Điện Biên Phủ

Không còn được nhận tiền hỗ trợ bán trú khi xã lên nông thôn mới, chị Trá Thị Ong đến điểm trường để nấu ăn cho con và các bạn.

Từ 7h30 sáng, chị Ong có mặt tại điểm trường Nà Pen, trường Mầm non số 2 xã Nà Nhạn, để sơ chế thực phẩm. Người phụ nữ dân tộc Mông, 31 tuổi, có con đang học lớp Mẫu giáo lớn tại trường.

Nà Nhạn vốn là xã đặc biệt khó khăn, con của chị Ong trước đây được nhà nước hỗ trợ tiền ăn bán trú. Nhưng khi xã lên nông thôn mới (trừ Nà Pen 2) ba năm nay, chị Ong hơi buồn vì khoản này không còn.

“Chúng tôi chỉ có thể góp sức nấu cơm”, chị Ong nói, cho biết thu nhập chủ yếu từ làm nương, chị không có tiền đóng suất ăn bán trú cho con.

Chị Trá Thị Ong tại Nà Pen, thuộc trường Mầm non số 2 xã Nà Nhạn, Điện Biên Phủ. Ảnh: Nguyễn Bình

Ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch UBND thành phố Điện Biên Phủ, cho biết Nà Nhạn cùng với Nà Tấu, Mường Phăng thuộc huyện Điện Biên trước đây, là xã khu vực III, điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Từ năm 2020, ba xã này được sáp nhập vào thành phố Điện Biên Phủ, đạt chuẩn nông thôn mới.

Vì vậy, từ năm học 2021-2022, học sinh ba xã nói trên đều không còn chế độ trợ cấp bán trú theo quy định của Chính phủ. Ông Hưng nói điều này ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, nhất là các em hộ nghèo, cận nghèo thuộc dân tộc Khơ mú và dân tộc Mông.

Theo cô Nguyễn Thị Bình, Hiệu trưởng trường mầm non số 2 xã Nà Nhạn, mặc dù xã đã cơ bản đạt các tiêu chí nông thôn mới nhưng đời sống của bà con còn nhiều thiếu thốn. Phụ huynh của trường 100% là người dân tộc Mông, kinh tế eo hẹp, nhận thức chưa cao và không có tiền đóng suất ăn cho con.

“Có học sinh nộp được một, hai lạng gạo mỗi buổi (khoảng ba cân gạo một tháng), có em thì không được cân gạo nào”, cô Bình nói. “Bài toán” về bữa ăn bán trú cho học trò khiến cô Bình và các đồng nghiệp trăn trở.

Phụ huynh góp bí đỏ tích trữ phục vụ bữa ăn bán trú ở trường, tháng 9/2021. Ảnh: Nguyễn Bình

Thời điểm đầu không còn hỗ trợ, bữa ăn của học sinh thường bị gián đoạn, bập bõm. Phụ huynh đành góp rau, góp gạo, góp ngày công đến trường luân phiên nấu cơm.

Nữ hiệu trưởng và các giáo viên sau đó kêu gọi sự hỗ trợ của các trường kết nghĩa, các mạnh thường quân. Trường Mầm non 7/5 ở thành phố Điện Biên Phủ lập tức tiếp tế cho trường một tạ gạo.

Đến cuối tháng 9/2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố kết nối với dự án “Nuôi em”, hỗ trợ 6.800 đồng mỗi ngày với một trẻ mầm non và 8.500 đồng với học sinh tiểu học, không thuộc diện hưởng chế độ bán trú của nhà nước.

Theo cô Bình, trong 6.800 đồng cho trẻ mầm non, 6.000 đồng được dùng mua thực phẩm (trứng, thịt gà, thịt lợn, đậu) cho bữa chính; số còn lại mua bánh quy, bánh gạo, bánh xốp hoặc nấu chè bí, chè đỗ làm bữa phụ. Nguồn hỗ trợ này đã giúp thầy cô giảm bớt khó khăn để tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng.

Từ khi có bữa ăn bán trú, tỷ lệ chuyên cần của học sinh tăng trở lại. Tháng 9/2022, trường Mầm non số 2 Nà Nhạn có 236 học sinh đi học thì nay tăng thêm 25 học sinh.

Thầy Nguyễn Đình Vang, Hiệu trưởng trường Tiểu học số 1 xã Nà Nhạn, cũng cho biết tỷ lệ học sinh của trường đi học chuyên cần đạt 100%. Các em có sự phát triển nhất định về thể chất, tinh thần, đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Để thuận lợi cho học sinh đến trường, từ năm học này, trường Tiểu học số 1 xã Nà Nhạn mở lớp tại bản Huổi Chổn, cách điểm trường trung tâm 8 km đường núi dù chỉ có 9 học sinh theo học.

“Nhà trường cũng tổ chức nấu bữa trưa cho học sinh tại đây, nhưng khu vực nấu ăn hiện còn tạm bợ nên cũng phần nào khó khăn cho phụ huynh”, thầy chia sẻ.

Bếp tạm ở điểm trường bản Huổi Chổn, trường Tiểu học số 1 xã Nà Nhạn, Điện Biên Phủ. Ảnh: Lệ Thu

Theo ông Vũ Minh Trung, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ, ngoài các chế độ chính sách của nhà nước, phòng Giáo dục kết hợp với các trường tích cực thực hiện công tác xã hội hóa, huy động sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Nhiều đợt quyên góp tiền, quần áo, gạo, sách vở cho học sinh được tổ chức, phần nào động viên được các em ra lớp và có điều kiện học hành.

Chị Trá Thị Ong cho hay mỗi năm, một phụ huynh như chị nấu ăn liên tục hai tuần tại điểm trường. Qua đây, chị được giám sát chất lượng vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn sạch cho con mình và các học sinh khác.

“Nấu ăn cho học sinh, tôi cũng thấy vui vì giúp các cô được một công việc nho nhỏ, để các cô còn dạy học cho con mình và các em khác”, chị Ong nói.

Lệ Thu

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Mặt trời Hy vọng

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Hà Nội – Dù đang điều trị ung thư, Trần Đức Vĩnh, 10 tuổi ngày ngày phụ mẹ làm bánh đa nem, thi thoảng lật trang sách Phật với ước nguyện đi tu để hóa độ cho những người mình yêu thương. Mai Anh

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Mặt trời Hy vọng

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Nhận kết quả bị ung thư xương giai đoạn hai ở tuổi 18, Thùy Dung ngồi bất động vài tiếng ở bệnh viện với suy nghĩ sẽ sống tiếp cuộc đời này thế nào. Tháng 11/2024, cô gái quê Nghệ An đang làm thủ tục…

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

Mặt trời Hy vọng

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

TP Huế – Sau gần 10 năm phải truyền máu do bệnh tan máu bẩm sinh, Nguyễn Chánh Gia Bảo, 11 tuổi, hồi phục sau khi ghép tủy từ chị gái hiến tặng. Ngày 23/6, trên chiếc giường nhỏ, bé Bảo lim dim ngủ. Bên…

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Vệ sinh học đường

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Tại nhiều điểm trường vùng cao, những công trình vệ sinh tạm bợ, xuống cấp và mất an toàn không còn là chuyện hiếm. Các em học sinh – những đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển thể chất và hình thành nhân cách…

Ước mơ lớn nhất của người thợ cắt tóc

Mặt trời Hy vọng

Ước mơ lớn nhất của người thợ cắt tóc

TP Huế – Hơn 20 năm cầm kéo làm thợ cắt tóc nhưng mong ước lớn nhất của chị Phan Thị Điệp là được tự tay cắt tóc cho các con đến hết đời. Mong ước đó của người phụ nữ 45 tuổi ở thôn…

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Tết Hy vọng

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Đà Nẵng – Nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh, nhà báo Đinh Đức Hoàng, BTV Đào Xuyên kể chuyện trải nghiệm chính đời mình để chuyền cảm hứng về tương lai. Cuối tuần vừa qua, nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh có mặt tại Trường…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật