ĐỒNG NAI- Khi con trai 10 tuổi phát hiện bị ung thư, cần ít nhất 30 triệu đồng nộp viện phí, anh Trần Ngọc Hùng lẳng lặng đưa con về.
“Tui vay mãi mới được 7 triệu đồng, giờ số tiền gấp bốn, năm lần gia đình không lo được”, người cha 55 tuổi, ở ấp 5, xã Phú Lợi, huyện Định Quán, nghẹn giọng nói với nhân viên y tế, hôm 13/3.
Bác sĩ tiếp nhận bé Trần Ngọc Đăng Khoa khuyên người cha nên dành thêm một ngày để suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định. Nhưng anh Hùng biết bệnh ung thư hao tiền, tốn của, sức người cha đơn thân làm phụ hồ như anh không thể lo được.
Hơn 10 năm trước, anh Hùng nên duyên với một phụ nữ ở miền Trung. Cùng năm, họ có với nhau hai người con trai song sinh là bé Đăng Khoa và Hải Đăng. Năm 2020, do không hòa hợp họ ly thân, người mẹ bỏ đi biệt tích.
Người cha làm phụ hồ, thu nhập mỗi ngày khoảng hơn 400.000 đồng, đủ cùng hai con tằn tiện sống qua ngày. Nhưng những ngày mưa gió, dịch bệnh, thu nhập của người cha trồi sụt. “Cha mẹ tui cho miếng đất, tui bán hai mét cho người ta làm đường vào rẫy, lấy tiền đó xây được cái nhà cho mấy cha con ra vô”, anh kể.
Hồi đầu tháng 3, Đăng Khoa đột nhiên kêu nhức chân, sốt cao. Anh Hùng đi làm, nhờ mẹ đưa bé lên bệnh viện tuyến huyện khám. Đăng Khoa được chuyển lên tuyến tỉnh rồi bệnh viện Nhi đồng 2 ở TP HCM ngay trong ngày. Nhờ mẹ đưa con trai đến viện trước, anh Hùng quay về vay mượn xóm giềng được 7 triệu đồng đến sau.
“Thằng nhỏ biết mình bệnh nặng, nó kêu tui ‘ba cầu nguyện cho con khỏe nghen ba'”, anh Hùng nói, giọng nghẹn đi.
Nhưng lời cầu nguyện của người cha không thể thay đổi thực tế. Bác sĩ kết luận bé Đăng Khoa bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (một dạng ung thư máu), phải điều trị khoảng 36 tháng, dự kiến kinh phí điều trị ban đầu là 30 triệu đồng, nếu không, cơ hội sống của con chỉ tính bằng tháng.
Nghe bệnh tình của con và số tiền phải đóng, anh Hùng chết lặng. “Không có tiền cứu con, tui như cụt mất chân tay, thấy mình thật vô dụng”, người cha nói với bác sĩ.
Đúng lúc đó điện thoại của anh Trần Ngọc Hùng đổ chuông. Đầu dây bên kia là thầy Trần Sĩ Hồ, hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Định Quán) hỏi thăm sức khỏe của học sinh. Nghe tin, thầy Hồ nói với anh Hùng: “Anh cứ cho con nằm viện, nhà trường sẽ kêu gọi giúp gia đình khoản viện phí ban đầu này”.
Ngay lập tức, thầy Hồ bảo anh Hùng gửi ảnh sổ hộ nghèo, bệnh án của con và hình ảnh bé Đăng Khoa ở bệnh viện. Trên fanpage của nhà trường, thầy hiệu trưởng chia sẻ hoàn cảnh của học sinh kèm những bức ảnh, kêu gọi các thầy cô trong trường, phụ huynh và các mạnh thường quân trợ giúp.
Đồng thời, thầy cũng liên hệ với cán bộ xã Phú Lợi, các ban ngành địa phương trình bày hoàn cảnh của gia đình bé Đăng Khoa để có phương án hỗ trợ học sinh kịp thời. Anh phân công một số giáo viên phụ trách nhận tiền hỗ trợ, lên danh sách chi tiết.
Sau hai ngày kêu gọi, số tiền vượt khoản viện phí 30 triệu đồng, nhà trường thôi tiếp nhận hỗ trợ. Sang ngày thứ ba, đại diện trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn trao tận tay gia đình anh Hùng số tiền được hỗ trợ, chụp ảnh, công khai danh sách những người ủng hộ lên mạng xã hội. Một số mạnh thường quân sau đó tìm đến nhà trường để giúp đỡ bé, được giới thiệu đến trực tiếp gia đình.
Ở xã Phú Lợi, gia đình anh Hùng cũng được ủng hộ hơn 20 triệu đồng lo viện phí cho con. “Tổng hỗ trợ từ nhà trường, chính quyền và các mạnh thường quân gần 100 triệu đồng. Nếu không có khoản tiền này, có lẽ điều tồi tệ nhất đã đến với gia đình tui”, người cha nói.
Suốt ba tháng qua, anh Trần Ngọc Hùng ở bệnh viện chăm sóc con trai. Bé còn lại ở nhà cùng bà nội 75 tuổi, người đã mất một chân trái, không còn khả năng lao động.
Thời gian qua chi phí sinh hoạt hàng ngày và điều trị đều nhờ cả vào sự hỗ trợ từ cộng đồng. Tuy nhiên, số tiền đã cạn mà hành trình chữa trị của cha con anh Hùng vẫn rất dài.
Điều người cha lo lắng hơn là con song sinh ở nhà có nguy cơ mắc bệnh giống em, khi thi thoảng cũng kêu nhức chân. Hiện tại, vì bận chăm cậu em ở viện, anh chưa có thời gian đưa cậu anh đi khám. “Nếu số tiền điều trị đợt tới phải đóng vượt ngoài khả năng, tui vẫn sẽ phải cho con về vì chẳng biết xoay trở vào đâu”, người cha xoắn chặt hai tay vào nhau, kể.
Anh Hùng từng kỳ vọng cố cho hai bé đi học để cuộc đời thay đổi. Nhưng giờ anh chỉ cần con khỏe mạnh. Ngày hai đứa trẻ đi học, ba đi làm, tối tối có hai con nằm cạnh bên, no giấc, với anh đã là hạnh phúc.
Phạm Nga
Sau 2 tháng, dự án gây quỹ xây mới phòng học do Đông Tây Barbershop phối hợp cùng MoMo và Quỹ Hy vọng thực hiện đã cán mốc 100 triệu đồng. Từ ngày 16/9, Đông Tây Barbershop trích 5.000 đồng với mỗi giao dịch thanh…
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…
Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe cơ thể song cần tránh lạm dụng. Nội dung: Văn HàThiết kế: Ngân Hà
Dự án Vệ sinh học đường giúp sức khỏe của 98% học sinh được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt như rửa tay thường xuyên, không phóng uế bừa bãi, dọn dẹp định kỳ. Đỗ Nam – Kim Anh