Bộ đội biên phòng Việt Nam trở thành thầy giáo bất đắc dĩ cho những đứa trẻ không quốc tịch, không giấy khai sinh, lưu lạc từ Campuchia.
Vài năm qua, các chiến sĩ đồn biên phòng Tuyên Bình mở lớp dạy học buổi tối cho con em của gần 30 gia đình người Việt mang thân phận không quốc tịch lẫn giấy tờ tùy thân xuôi thuyền từ hồ Tonle Sap, Campuchia về xã Tuyên Bình, Vĩnh Hưng, Long An. Chính phủ Campuchia cho rằng nhóm người này nhập cư bất hợp pháp và giải tỏa họ khi các cặp vợ chồng không thể chứng minh con cái họ sinh ra ở Campuchia.
Mượn địa điểm và bàn ghế trong trường tiểu học Tuyên Bình, các thầy giáo biên phòng chia ngôi trường của mình thành hai lớp: một phòng dành cho các em từ lớp 2 đến lớp 5; một phòng dành riêng cho các em lớp 1, vì nhu cầu xóa mù tiếng Việt chiếm đa số. Cao điểm, hai lớp học có 50 học sinh.
Binh nhì Nguyễn Quốc Huy (19 tuổi quê Tân Thạnh, Long An) về công tác đồn được một năm, nhận nhiệm vụ phụ trách lớp học. “Đa số cán bộ đồn đều không có chuyên môn sư phạm, dạy học bằng tình yêu trẻ. Kiến thức truyền đạt chủ yếu để các em biết đọc, viết, tính những phép tính đơn giản”, Huy chia sẻ.
Toàn bộ sách, tập và dụng cụ học tập của các em đều do các “thầy giáo” vận động nhà hảo tâm tài trợ. “Thiếu nhất là loại tập có ô lớn. Vì nhóm trẻ này học viết chậm”, một chiến sĩ chia sẻ. Quần áo của các em phần nhiều cũng do các mạnh thường quân ủng hộ, nhưng không đều, nên nhiều bạn vẫn phải mặc quần áo chật.
Trong sáu năm duy trì “ngôi trường”, nhiều em học khá đã được bộ đội và chính quyền phối hợp cho đi học phổ thông chính quy.
Nguyễn Thị Kim Ly (thứ hai từ phải sang) được các thầy giáo biên phòng giới thiệu như một niềm tự hào. Hơn 10 tuổi, em mới được đi học lần đầu, nhưng rất chăm chỉ và học giỏi. Năm nay, Ly học lớp 3. Mỗi ngày, em đi khắp thị trấn Kiến Tường, bán 200 vé số rồi chiều tối vào lớp.
Hầu hết các em đều lao động toàn thời gian như người lớn. Chúng bươn bải đủ nghề từ đánh bắt cá, làm công nhân, trồng rau, chăn vịt…
Mỗi chiều, Nguyễn Văn Trầm (14 tuổi) giăng lưới ở khúc kênh gần nhà. Chưa vào mùa nước nổi nên có khi em để lưới cả đêm cũng chỉ dính vài con cá.
Giống nhiều đứa trẻ khác, Trầm chỉ biết mình sinh ra ở Campuchia và không có khái niệm nguyên quán. Ở tuổi 14, em học đến lớp 2, đọc viết chưa thành thạo.
Hồ Vân Yến (15 tuổi) chèo xuồng ra kênh cắt lục bình phụ cha mẹ. Những đứa trẻ như Yến có khi lang thang cả ngày dưới trời nắng, nhưng đến tối em nào cũng có mặt đầy đủ tại lớp học của các thầy giáo đồn biên phòng.
Tuy vậy, việc duy trì giảng dạy hiện tại rất khó khăn. Các thầy giáo mong sẽ có nhiều nhà hảo tâm hơn tặng lũ trẻ bàn ghế mới và sách vở.
Quỹ Hy vọng, báo VnExpress đang lên kế hoạch tặng quà cho các trẻ em không quốc tịch ở xã Tuyên Bình, Vĩnh Hưng, Long An. Sự đóng góp của độc giả sẽ giúp bù đắp phần nào những thiệt thòi cho trẻ em nơi đây. Ủng hộ tại đây.
Ba phòng học xây mới, ba thư viện điện tử được Quỹ Hy vọng và các đơn vị đồng hành bàn giao cho 4 trường ở huyện Quế Phong. Ba phòng học mới thuộc điểm trường Mường Piệt, trường Tiểu học Thông Thụ 1, xã…
Quỹ Hy vọng và Tập đoàn FPT tài trợ 225 triệu đồng thực hiện dự án “Trường em thay áo mới” sơn sửa 5 trường học ở huyện Bố Trạch. Ngày 24/12, các công trình sửa chữa, sơn mới đã hoàn thiện sau hơn một…
Bệnh nhân 47 tuổi chết não, 4 tạng của ông được chuyển từ Bình Dương đến các bệnh viện ở TP HCM và Hà Nội để ghép cho người khác. Rạng sáng 20/12, xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Công an tỉnh Bình Dương…
Tính đến ngày 16/12/2024, sau 3 tháng phát động với sự hỗ trợ từ hàng chục ngàn mạnh thường quân, chiến dịch “Xây lớp học mới – Mở lối tương lai” đã chính thức cán mốc số tiền quyên góp ấn tượng 234 triệu đồng…
Sau 7 ngày liên tục truyền hóa chất, nói không thành tiếng, nôn liên tục nhưng Nguyễn Mạnh Dũng vẫn cố ăn để có sức chống chọi với ung thư. Cậu bé 15 tuổi ở huyện Phúc Yên cho biết từ đầu năm nay bệnh…
Sợ con trai không thể tỉnh lại sau hôn mê, chị Cẩm ngày nào cũng nắm tay trò chuyện, cố kéo con trai vượt cõi chết trở về. “Minh tỉnh dậy tập thở, khỏe rồi hai mẹ con mua bánh sinh nhật nha”, chị Nguyễn…