Nhà vệ sinh đạt chuẩn giúp trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh, giảm bệnh đường tiêu hóa, thay vì chỉ là nơi xả thải kín đáo.
Nhà vệ sinh bẩn có thể gây bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, song chưa được nhiều phụ huynh, học sinh vùng cao quan tâm, hiểu rõ. Chị Ly Thị Xún, xã Lũng Tó, huyện Đồng Văn (Hà Giang), cho biết trẻ em cần ngoan và học giỏi là đủ. Đối với việc nhà vệ sinh ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em như thế nào, chị không hiểu và không có tiêu chuẩn.
Chị Phan Thị Niệm, thị trấn Đồng Văn (Hà Giang), cho biết nhiều học sinh có thói quen vệ sinh bừa bãi, hoặc vệ sinh ở ngoài đồng, trước khi được đầu tư nhà vệ sinh sạch. Một số học sinh cho rằng nhà vệ sinh chỉ cần kín, song bị buồn nôn, ám ảnh sau khi sử dụng, ảnh hưởng sức khỏe và học tập.
Theo chị Niệm, nhiều năm trở lại đây, học sinh tại thị trấn có điều kiện đi học đầy đủ hơn, được hướng dẫn tạo thành thói quen vệ sinh đúng nơi quy định, chia khu vệ sinh nam nữ riêng. Song, nhận thức của các em về nhà vệ sinh vẫn cần được cải thiện, ví dụ nhận biết nhà vệ sinh sạch thay vì chỉ thấy thích nhà vệ sinh mới vì thoáng đãng.
PGS.TS.BS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm Khuẩn Hà Nội, cho biết nhiều người ở vùng sâu, vùng xa, quan niệm nhà vệ sinh chỉ cần kín đáo. Chất thải có thể xả ra môi trường, cũng có ích trong chăn nuôi, trồng trọt.
Tuy nhiên, bác sĩ Hùng cho biết quan niệm này chưa đúng, mọi người chưa hiểu đầy đủ về tầm quan trọng của nhà vệ sinh. Đầu tiên, đi vệ sinh ở khu vực không đảm bảo ảnh hưởng sức khỏe của trẻ em và người lớn. Ví dụ, nhà vệ sinh không có bồn chứa kín, không có bồn rửa tay, chật chội, bề mặt khu vệ sinh không có điều kiện để cọ rửa, lau chùi khử khuẩn khiến mầm bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, thương hàn… phát triển và lây nhiễm cho người sử dụng. Tiếp theo, việc chất thải trong môi trường không được thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, gián tiếp ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Như vậy, nhà vệ sinh sạch, có hệ thống tự hoại, có phương tiện rửa tay, các bề mặt được cọ rửa hàng ngày có thể khắc phục các hậu quả nói trên. Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ em, từ đó giúp trẻ học tập, phát triển lành mạnh hơn.
Theo bác sĩ Hùng, khi người dân hiểu được vai trò của nhà vệ sinh, sẽ hướng tới hành động cùng xây dựng và giữ gìn nhà vệ sinh sạch. Để làm được điều này ngay từ nhỏ, trẻ cần được giáo dục để hiểu và có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định. Người dân, trẻ em cần được cung cấp và sử dụng các nhà vệ sinh sạch thay cho nhà vệ sinh làm từ tấm phên, lá cọ, không sạch sẽ. Nhờ đó, mọi người phân biệt được nhà vệ sinh sạch, nhà vệ sinh bẩn, tạo dựng thói quen vệ sinh tốt hơn. Cuối cùng, mọi người cần duy trì thói quen vệ sinh sạch để phòng bệnh, lập bảng nội quy vệ sinh để cộng đồng chung tay làm sạch nhà vệ sinh sau khi sử dụng.
Trong đó, nhà vệ sinh sạch cần kiên cố, chắc chắn, có hệ thống tự hoại. Bề mặt vệ sinh phải làm bằng chất liệu có thể lau chùi, khử khuẩn sạch sẽ. Nhà vệ sinh không được để chất thải vương vãi bên ngoài, có thùng thu gom giấy, có bồn rửa tay và phương tiện làm vệ sinh. Nhà vệ sinh nên bố trí ở nơi thấp hơn nơi học tập, sinh hoạt để tránh trào ngược khi mưa ngập, thuận lợi cấp nước; có thể ở cuối hướng gió.
Đối với nhà vệ sinh vùng cao, không nên đặt ở vị trí quá xa và cần có lối đi lại được che mưa, nắng. Lý do là lối đi có bùn lầy hoặc nhiều cỏ dại, khu vực quá xa hoặc không được che mưa, nắng khiến học sinh ngại đi vệ sinh, mất thói quen vệ sinh sạch, ảnh hưởng phát huy hiệu quả của nhà vệ sinh.
Đối với học sinh, nhà trường, phụ huynh cần giáo dục các em hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn nhà vệ sinh sạch. Việc bề mặt nhà vệ sinh ô nhiễm, không rửa tay sau đó bốc thức ăn hoặc chuẩn bị bữa ăn, thói quen đưa tay lên mũi, miệng… là những thực hành không hợp vệ sinh. Hậu quả là trẻ dễ mắc các bệnh tiêu chảy gây sốt cao, mất nước, có thể mắc bệnh cấp tính hơn gây tử vong… hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ nhà vệ sinh sạch, vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh.
Chi Lê
Cứ đến Giáng sinh, K’Ngôl (15 tuổi, người Mnông, Đắk nông) lại nhớ tới lời hứa đoàn tụ của bố ruột, món quà mà cậu chờ đợi suốt 3 năm. Đầu tháng 12, khi bạn bè tại Nhà nội trú sắc tộc Hoà Bình (phường…
Ba phòng học xây mới, ba thư viện điện tử được Quỹ Hy vọng và các đơn vị đồng hành bàn giao cho 4 trường ở huyện Quế Phong. Ba phòng học mới thuộc điểm trường Mường Piệt, trường Tiểu học Thông Thụ 1, xã…
Quỹ Hy vọng và Tập đoàn FPT tài trợ 225 triệu đồng thực hiện dự án “Trường em thay áo mới” sơn sửa 5 trường học ở huyện Bố Trạch. Ngày 24/12, các công trình sửa chữa, sơn mới đã hoàn thiện sau hơn một…
Bệnh nhân 47 tuổi chết não, 4 tạng của ông được chuyển từ Bình Dương đến các bệnh viện ở TP HCM và Hà Nội để ghép cho người khác. Rạng sáng 20/12, xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Công an tỉnh Bình Dương…
Tính đến ngày 16/12/2024, sau 3 tháng phát động với sự hỗ trợ từ hàng chục ngàn mạnh thường quân, chiến dịch “Xây lớp học mới – Mở lối tương lai” đã chính thức cán mốc số tiền quyên góp ấn tượng 234 triệu đồng…
Sau 7 ngày liên tục truyền hóa chất, nói không thành tiếng, nôn liên tục nhưng Nguyễn Mạnh Dũng vẫn cố ăn để có sức chống chọi với ung thư. Cậu bé 15 tuổi ở huyện Phúc Yên cho biết từ đầu năm nay bệnh…