Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Ánh sáng học đường
  • Tin tức
Thứ hai, 14/3/2022 | 07:42 GMT+7

Những ngày nuôi em của cậu bé lớp 4

Học lớp 4 nhưng Giàng A Sơn, Sơn La đã có ba năm kinh nghiệm nuôi em dưới những trận đòn roi của người cha nghiện ma túy còn mẹ bỏ đi.

Đến bây giờ, Sơn vẫn nhớ như in buổi sáng một ngày cuối năm 2019, mẹ gọi ra một góc dặn: “Con ở nhà, nếu bị bố đánh thì phải dắt em chạy, đợi mẹ đi làm có tiền sẽ về đón hai anh em đi cùng”. Thằng bé cứ nghĩ mẹ đi vài ngày rồi về. Nhưng giờ đã gần ba năm.

Ở bản Lũng Xá, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ không chỉ nhà Sơn có người nghiện ma túy nhưng chẳng đứa trẻ nào phải vừa đóng vai bố, mẹ chăm em nhỏ sớm như cậu bé này. Nhà vốn nghèo, trước khi mẹ em bỏ đi, bốn miệng ăn của gia đình trông chờ vào vài sào ruộng, cùng cây trái trồng trên nương. Bố Sơn cũng từng là người yêu vợ, thương con, chăm chỉ làm ăn, nhưng từ khi sa ngã vào ma túy ông biến thành một người khác. Không vòi được tiền mỗi lúc lên cơn nghiện, ông lôi ba mẹ con ra đánh.

Giàng A Sơn ngồi tại khuôn viên trường Tiểu học Lóng Luông, bật khóc khi nhắc về những trận đòn roi của bố, trưa 7/3. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Giàng A Sơn ngồi tại khuôn viên trường Tiểu học Lóng Luông, bật khóc khi nhắc về những trận đòn roi của bố, trưa 7/3. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Anh Giàng A Páo, 28 tuổi, chi hội trưởng hội phụ huynh học sinh tại điểm trường Lũng Xá – Tả Dê, nơi Sơn và cậu em trai Giàng A Nú đang học, kể: “Thằng bé còn nhỏ nhưng chăm sóc em trai chu đáo. Nhà nghèo, bố nghiện, hay đánh đập các con, trong bản ai cũng thương. Chúng tôi không ít lần vận động bố Sơn cai nghiện để chăm con, nhưng không thành”.

Từ ngày mẹ đi, hai anh em Sơn lủi thủi nuôi nhau, thi thoảng dân bản, thầy cô thấy chúng khổ quá lại chắt chiu hỗ trợ thêm chút đồ ăn, quần áo.

Cô Khuất Thị Hoa, hiệu trưởng trường Tiểu học Lóng Luông cho biết, toàn trường có 877 học sinh, trong đó 14 em mồ côi bố mẹ, 34 em có hoàn cảnh éo le (bố/mẹ nghiện hút, đi tù, hoặc bỏ đi). “Nhưng gia cảnh của anh em Sơn đặc biệt nhất”, cô Hoa nói.

Vợ không có nhà, bố Sơn như phát điên mỗi khi lên cơn nghiện vì không còn người cho tiền mua thuốc. Đồ đạc bị đập phá, ruộng nương bán sạch, hai đứa trẻ thành nơi để ông trút giận. Sơn nói không nhớ bao nhiêu lần bị bố đánh đến bầm dập cơ thể. Có lần chạy thoát, em không dám về nhà, lại dắt Nú đi lang thang trong bản, mệt đâu nghỉ đó, mong trời mau sáng để đến lớp. Cứ nhắc đến bố, cậu bé lại run lên bần bật, mắt đỏ hoe và bắt đầu khóc: “Em muốn ở với mẹ”.

Thầy Lò Văn Ngoan động viên hai anh em Sơn và Nú tại phòng ở dành cho giáo viên của trường Lóng Luông, trưa 7/3. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Thầy Lò Văn Ngoan động viên hai anh em Sơn và Nú tại phòng ở dành cho giáo viên của trường Lóng Luông, trưa 7/3. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Tháng 9/2021, thầy Lò Văn Ngoan, 29 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp của Sơn, xin nhà trường cho đón hai anh em về nuôi. Từ đó, Sơn và Nú cười nhiều hơn, thể trạng và lực học cũng cải thiện rõ rệt. Sau giờ học, hai em giúp thầy nấu cơm, dọn dẹp chỗ ở rồi lên lớp ôn bài. Thầy Ngoan nói, Sơn có lực học trung bình, nhưng bù lại em rất hiếu học, bài tập trên lớp luôn cố gắng hoàn thành.

Sợ phiền thầy cô, hai tháng sau anh em Sơn được người bác họ đón về nhà chăm sóc. Đầu năm nay, bố Sơn được đưa đi cai nghiện, ngôi nhà gỗ dựng tạm bỏ không nhưng hai anh em không dám quay về, vì ám ảnh những trận đòn roi.

Đi ở nhờ, Sơn vẫn giữ thói quen dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng, dắt em trai đến trường, sau mới vào lớp học. Thi thoảng mẹ Sơn vẫn gọi về dặn dò các con cố gắng học tập, hứa sớm đón con về ở cùng. Nhưng chính chị cũng không biết lời hứa đó bao giờ mới thực hiện.

Hai anh em Giàng A Sơn và Giàng A Nù tại điểm trường Lũng Xá - Tà Dể, trưa 7/3. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Hai anh em Giàng A Sơn và Giàng A Nù tại điểm trường Lũng Xá – Tà Dể, trưa 7/3. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Chiều tháng 3, tiếng trống tan trường vừa điểm, Giàng A Sơn chạy sang lớp 1B đón em trai rồi dắt nhau đi bộ về nhà người bác họ. Tới nhà, cậu bé dắt em đi tắm rồi xúc bát cơm nguội nấu từ sáng, rắc thêm vài hạt muối đưa cho em. “Cơm chỉ có thế này nhưng ngon hơn nhiều so ngày còn ở với bố”, em thật thà nói.

Khi được hỏi về tương lai, Sơn bảo em sẽ cố học thật giỏi để làm gương cho em trai, nuôi ước mơ trở thành giáo viên như thầy Ngoan. “Em muốn được đi học, muốn ở với mẹ, muốn giúp những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn như các thầy cô và muốn được đi làm”, cậu học sinh lớp 4 nghẹn ngào.

Chương trình Ánh sáng học đường của Quỹ Hy vọng – báo VnExpress mong muốn thay thế những phòng học tạm, thiếu an toàn cho thầy cô, học sinh ở huyện Vân Hồ, Sơn La. Sự đóng góp của độc giả sẽ tiếp thêm động lực và tạo điều kiện cho thầy trò vùng cao có điều kiện dạy, học tốt hơn. Độc giả có thể đồng hành cùng chương trình tại đây.

Quỳnh Nguyễn

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Mặt trời Hy vọng

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Hà Nội – Dù đang điều trị ung thư, Trần Đức Vĩnh, 10 tuổi ngày ngày phụ mẹ làm bánh đa nem, thi thoảng lật trang sách Phật với ước nguyện đi tu để hóa độ cho những người mình yêu thương. Mai Anh

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Mặt trời Hy vọng

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Nhận kết quả bị ung thư xương giai đoạn hai ở tuổi 18, Thùy Dung ngồi bất động vài tiếng ở bệnh viện với suy nghĩ sẽ sống tiếp cuộc đời này thế nào. Tháng 11/2024, cô gái quê Nghệ An đang làm thủ tục…

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

Mặt trời Hy vọng

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

TP Huế – Sau gần 10 năm phải truyền máu do bệnh tan máu bẩm sinh, Nguyễn Chánh Gia Bảo, 11 tuổi, hồi phục sau khi ghép tủy từ chị gái hiến tặng. Ngày 23/6, trên chiếc giường nhỏ, bé Bảo lim dim ngủ. Bên…

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Vệ sinh học đường

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Tại nhiều điểm trường vùng cao, những công trình vệ sinh tạm bợ, xuống cấp và mất an toàn không còn là chuyện hiếm. Các em học sinh – những đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển thể chất và hình thành nhân cách…

Ước mơ lớn nhất của người thợ cắt tóc

Mặt trời Hy vọng

Ước mơ lớn nhất của người thợ cắt tóc

TP Huế – Hơn 20 năm cầm kéo làm thợ cắt tóc nhưng mong ước lớn nhất của chị Phan Thị Điệp là được tự tay cắt tóc cho các con đến hết đời. Mong ước đó của người phụ nữ 45 tuổi ở thôn…

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Tết Hy vọng

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Đà Nẵng – Nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh, nhà báo Đinh Đức Hoàng, BTV Đào Xuyên kể chuyện trải nghiệm chính đời mình để chuyền cảm hứng về tương lai. Cuối tuần vừa qua, nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh có mặt tại Trường…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật