Trong nhà tình nghĩa, vợ chồng chị Liên, 50 tuổi, sống trong bình yên nuôi ba con khôn lớn, chăm người cha già cho đến khi đứa con út phát hiện ung thư.
Ở tuổi đôi mươi chị Trần Thị Liên kết hôn với anh Lâm Sơn Hải ở ấp 2, xã Long Trị, huyện Long Mỹ. Nhưng khi hai đứa con vẫn còn bé xíu, sau một trận bão, nhà sập, cả gia đình rồng rắn về nhà ngoại. Anh Hải vào TP HCM phụ hồ nuôi sống gia đình. Chị Liên ở quê chăm con nhỏ và cha già mắc bệnh xơ gan.
Năm 2015, cặp vợ chồng có thêm con gái út tên Lâm Kim Ngân khi bước sang tuổi 41. Cô bé dễ nuôi, miệng lúc nào cũng cười, không bao giờ phải ép ăn, cân nặng lên từng ngày.
“Hai đứa lớn đi học, đi làm, có con bé thủ thỉ nên vui lắm”, chị Liên kể. Mới 8 tuổi, bé Kim Ngân đã nặng 39 kg, luôn là học sinh giỏi của trường khiến vợ chồng chị thêm hạnh phúc.
Nhưng tháng 8 năm ngoái, Ngân hay kêu đau bụng. Chị Liên nghĩ con ăn linh tinh thứ gì nên không quá bận lòng. Vài ngày sau, những cơn đau thêm dữ dội. Người mẹ thấy bụng con càng lúc càng to nên bắt xe ôm đưa bé đến bệnh viện huyện Long Mỹ kiểm tra. Các bác sĩ khuyên mẹ nên chuyển con gấp lên bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Có vài chỉ vàng tích lũy, chị bán rồi gọi điện cho chồng về cùng khăn gói đi chữa bệnh cho con.
Bé Ngân được chuyển tiếp lên bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 TP HCM, vật lộn với những cơn ho khó thở và bụng căng tức. Tại đây, bé trải qua ca phẫu thuật ổ bụng. Kết quả sinh thiết cho thấy Ngân mắc u ác của mô liên kết và mô mềm khác (C49). “Tui chỉ biết khóc, không còn tha thiết gì trong đời nữa”, chị quệt nước mắt kể.
Cứ 20 ngày bé lại phải đến bệnh viện TP HCM hóa trị một lần. Chi phí điều trị dự kiến khoảng 30 triệu đồng, tiền xe khách chuyến Hậu Giang – TP HCM cho ba người mỗi lần cả đi lẫn về là 1,2 triệu đồng. Cũng từ đó, gia đình chị Liên lâm vào cảnh nợ nần.
Từ cô bé phổng phao, bé Ngân chỉ còn 25 kg. Bé khó ăn, luôn đau nhức vật vã nên một mình chị Liên không thể chăm sóc. Mỗi lần truyền hóa chất, cô bé run lên vì sợ, nôn ói chẳng thể ăn. Nụ cười lém lỉnh nhường chỗ cho vẻ nhăn nhó, ủ rũ. Cứ hễ tỉnh táo chút, bé lại đòi mẹ chở đến trường đi học, làm tim người mẹ thêm nhức nhối.
Chị Liên sức yếu, không thể một mình chăm con 24/24h nên chồng phải bỏ việc để đồng hành.
Từ ngày em gái nhập viện, Huệ, con gái thứ hai của chị Liên thấy mẹ nhiều nếp nhăn hẳn, mất ngủ, không chịu ăn. “Mẹ tuổi cũng nhiều rồi nên dễ suy sụp khi nhà có chuyện”, Huệ nói.
Trước khi con bệnh, chị Liên cũng phải đối diện với tình trạng suy giảm sức khỏe của tuổi trung niên như ho dai dẳng, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu mỡ cao, tê bì chân tay.
Huệ đang học cao đẳng năm nhất ở TP HCM cứ ngày đi học, tối đi làm thêm, thu nhập 13.000 đồng một giờ để tự trang trải tiền học. Hai ngày cuối tuần, em tranh thủ về quê chơi với em gái, lấy xe chở em đi vòng vòng quanh ấp dỗ cho em ăn để đỡ mẹ.
“Sức mẹ em yếu quá, em gái lại ốm đau, em không biết sẽ tiếp tục việc học thế nào”, Huệ nói. Đầu năm nay, nhà Huệ được chính quyền xã Long Trị xác nhận gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
Gần đây, chị Liên ho và mất ngủ nhiều hơn. Những cơn ho cứ kéo dài không dứt. Các bác sĩ khuyên chị nên đi kiểm tra. Kết quả cho thấy chị bị bệnh ở tuyến giáp và có một khối u ở cổ. Bệnh viện đề nghị chị tái khám vào tháng tới. Chị Liên hy vọng đó không phải ung thư. Bởi khi báo tin cho Huệ, con bảo chị nếu mẹ cũng ngã bệnh sẽ nghỉ học đi làm nuôi em.
“Giá tôi trẻ hơn chút, khỏe hơn chút thì có thể đồng hành cùng con. Giờ con ốm, mẹ cũng yếu, tôi thấy mình bước mà chẳng thấy đường phía trước đâu”, chị nói.
Phạm Nga
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…
Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe cơ thể song cần tránh lạm dụng. Nội dung: Văn HàThiết kế: Ngân Hà
Dự án Vệ sinh học đường giúp sức khỏe của 98% học sinh được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt như rửa tay thường xuyên, không phóng uế bừa bãi, dọn dẹp định kỳ. Đỗ Nam – Kim Anh
Công ty De Heus Việt Nam tài trợ 1,2 tỷ đồng cho dự án “Dinh dưỡng học đường” của Quỹ Hy vọng, cải thiện bữa ăn của học sinh ở ba trường ở Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An. Ba trường được dự án hỗ…