Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Mặt trời Hy vọng
  • Tin tức
Thứ hai, 20/5/2024 | 09:35 GMT+7

Đời bi kịch của người phụ nữ gánh cả gia đình

NGHỆ AN_Nửa tháng trước, khi ở phòng chờ cháu ngoại chào đời, bà Nguyễn Thị Sen như rơi xuống vực thẳm vì con và cháu mình đều đang trong tình trạng nguy kịch.

“Tôi suy sụp đứng không vững nhưng phải tự trấn an mình bởi không còn ai để dựa vào”, bà Sen, 60 tuổi, ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, nói.

Con gái bà Sen, chị Trần Thị Hoài, 37 tuổi, bị thiểu năng trí tuệ và động kinh từ bé. Lần vượt cạn ngày 3/5, chị gặp biến chứng gan, thận nguy hiểm trong khi con trai bị dẹp phổi, không có hậu môn, tim nằm bên phải.

Gia đình họ là hộ nghèo ở xã Kim Liên. Bà Sen mồ côi từ bé, kết hôn với ông Trần Văn Nậu, 72 tuổi, cũng là người thiểu năng và có được hai con gái. Kể từ khi con út bỏ đi Trung Quốc làm việc, vài tháng mới gọi về nhà một lần, nhà chỉ còn mình bà chăm sóc hai người lúc nào cũng ngây ngây. Bà làm ruộng, giúp việc thuê, thu nhập mỗi ngày 150.000 đồng nên gia đình bữa đói bữa no.

Cuối năm 2023, bà thấy bụng chị Hoài ngày càng to, tưởng con bệnh nên mang đi chữa. Tại phòng khám, người mẹ suýt ngất xỉu khi nhận được kết quả con gái mang thai 6 tháng nhưng không biết bố đứa trẻ là ai.

Bà khóc suốt ba ngày nhưng vẫn quyết định giữa em bé. “Tôi già rồi, mai này mất đi chẳng ai chăm sóc con”, bà giải thích. “Hy vọng của tôi dồn hết vào cháu, mong sau này nó khỏe mạnh để lo cho mẹ”.

Bà Sen nhịn ăn để tiết kiệm tiền mua vài cái bỉm, tấm áo chờ ngày cháu ngoại chào đời. Những lúc thấy Hoài bước đi lặc lè, xoa bụng, cảm nhận được một sinh linh đang lớn lên trong cơ thể mình, bà Sen chảy nước mắt.

Đầu tháng 5, chị Hoài chuyển dạ nhưng do sức khỏe yếu, cả mẹ và con đều rơi vào tình trạng nguy kịch. Trong túi có chưa đến 500.000 đồng, bà Sen gọi điện thoại vay khắp các anh chị em được vài triệu đồng để đóng viện phí.

“Tôi thương mẹ con nó chưa được gần nhau ngày nào”, bà nói. Chị Hoài nằm cấp cứu suốt một tuần, sau được chuyển đến điều trị ở khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Ba Lan trong khi con trai phải ở khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Sản Nhi, tỉnh Nghệ An.

Bé Trần Văn Đạt ở Bệnh viện Sản Nhi, tỉnh Nghệ An. Ảnh Nhân vật cung cấp
Bé Trần Văn Đạt ở Bệnh viện Sản Nhi, tỉnh Nghệ An. Ảnh Nhân vật cung cấp

Hai cú sốc đến cùng lúc khiến bà Sen bị rút kiệt tinh thần và sức lực. Bà phải nhờ em gái đến trông con hộ, phần mình đi lo cho cháu.

Mỗi ngày, người phụ nữ 60 tuổi tốn 100.000 đồng đi xe ôm giữa hai bệnh viện, kèm khoảng 1,5 triệu tiền thuốc cho mẹ con chị Hoài. Số tiền đủ khiến một hộ nghèo như bà tái mặt vì không biết “đào đâu ra”. “Tôi chẳng dám tính nhiều, qua được ngày nào hay ngày đấy”, bà nói.

Những ngày chăm con và cháu ở bệnh viện, bà Sen chỉ dám mua hộp cơm 30.000 đồng, chia làm hai bữa trưa và tối. Người cùng phòng bệnh thấy bà Sen ăn cơm thiu, nói bà vứt đi, họ mua cho hộp khác nhưng bà không đành lòng. Thấy bà trắng đêm trông cháu, sáng lại cắp giỏ sang với con gái, họ dấm dúi cho 50.000-100.000 đồng. Bà giữ làm lộ phí đi đường.

Chiều 12/5, cháu bà Sen lần nữa rơi vào nguy kịch, hơi thở yếu, lịm đi. Các bác sĩ thông hậu môn và chuyển đến phòng cấp cứu. Bà đứng ngoài phòng chờ, nhìn cháu trai chỉ hơn 10 ngày tuổi, nặng 3,5 kg, người chi chít ven phải thở máy, nên khóc như mưa và cầu nguyện. Cuối cùng, cháu vượt qua được nhưng phải đợi thêm đợt phẫu thuật ở Hà Nội. Số tiền vượt quá khả năng chi trả của gia đình.

Một buổi chiều trên đường về nhà, bà Sen xâu chuỗi lại những bất hạnh đời mình: chồng con thiểu năng, làm quần quật nhưng chẳng đủ ăn, đời không có lấy một ngày thảnh thơi.

Bà kể từng có lần muốn bước về dòng xe phía trước nhưng hình ảnh về con, cháu lần lượt hiện lên trong đầu. “Nếu tôi mất đi những người còn lại sẽ sống thế nào”, bà nói. Cùng thời điểm, bà nhận được tin từ em gái, chị Hoài đã ổn định và chờ ngày xuất viện. Bà Sen nói mình có hy vọng.

Ông Nguyễn Quang Lộc, chủ tịch UBND xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cho biết gia đình bà Sen là diện hộ nghèo, hàng tháng nhận được bảo trợ xã hội. Thời gian qua, mỗi khi có đoàn từ thiện, địa phương cũng chuyển đến hỗ trợ gạo, quà cho gia đình bà Sen. Con út bà Sen đã đi làm xa, còn lại con đầu mang thai, sinh nở khiến đời sống gia đình thêm chật vật.

Tuần trước, bà Sen thay chị Hoài đặt tên cho cháu. Bà viết tên Trần Văn Đạt vào giấy khai sinh. “Đạt có nghĩa là đạt được ước nguyện đón con chào đời của mẹ nó”, bà Sen nói rồi nhìn vào trong lồng kính.

Ngọc Ngân – Đức Hùng

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Giấc mơ về những mái nhà lành lặn

Ánh sáng học đường

Giấc mơ về những mái nhà lành lặn

Nhiều năm qua, người lính già 98 tuổi và cặp vợ chồng câm điếc ở huyện Hương Khê luôn mơ về một ngôi nhà kiên cố, nhưng chưa bao giờ được như ý. Ở thôn 3, xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, căn nhà ba…

Xây 37 ‘nhà Hy Vọng’ ở Hà Tĩnh

Ánh sáng học đường

Xây 37 ‘nhà Hy Vọng’ ở Hà Tĩnh

Quỹ Hy vọng sẽ xây 37 căn nhà kiên cố cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở huyện miền núi Hương Khê, với sự chung tay của Agribank. Những hộ dân được tài trợ xây nhà thuộc địa bàn 17 xã, thị…

Cô trò Y Tý nhận trường lớp mới sau bão Yagi

Ánh sáng học đường

Cô trò Y Tý nhận trường lớp mới sau bão Yagi

Ngày 14/4, cô trò điểm trường Lao Chải 3, trường Mầm non Y Tý, xã Y Tý, huyện Bát Xát nhận bàn giao trường lớp sau gần hai tháng thi công sửa chữa. Trường còn tiếp nhận thiết bị học tập, sinh hoạt gồm tivi,…

Quỹ Hy vọng khánh thành điểm trường vùng biên

Ánh sáng học đường

Quỹ Hy vọng khánh thành điểm trường vùng biên

Hai phòng học xây mới cùng nhà vệ sinh, công trình sân chơi tại điểm trường Huồi Cam, huyện Quế Phong, vừa được Quỹ Hy vọng và FPT bàn giao cho địa phương sử dụng. Dân bản chủ yếu là đồng bào Thái, Mông, Khơ-Mú,…

Phát động giải chạy gây quỹ xóa nhà tạm, dột nát

Ánh sáng học đường

Phát động giải chạy gây quỹ xóa nhà tạm, dột nát

Ngày 6/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp Quỹ Hy vọng tổ chức Lễ phát động Giải chạy trực tuyến, gây quỹ dự án “Nhà Hy vọng”. Giải được tổ chức online ghi nhận thành tích trong…

Khánh thành ‘Nhà tắm Hy vọng’ đầu tiên tại Bắc Kạn

Ánh sáng học đường

Khánh thành ‘Nhà tắm Hy vọng’ đầu tiên tại Bắc Kạn

Công trình nhà tắm dành cho gần 200 học sinh, giáo viên Trường PTDTBT TH & THCS Kim Hỷ, huyện Na Rì với diện tích 42 m2, gồm 6 khoang đã chính thức đi vào sử dụng ngày 3/4. Công trình có tổng giá trị…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật