Trong quý 2, quỹ Hy Vọng hỗ trợ 192 bệnh nhi ung thư và mắc bệnh hiểm nghèo, trong đó có 8 ca ghép tế bào gốc, bốn ca ghép tạng.
Ngày 5/6, tại phòng bệnh Trung tâm Ung Bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương, Thái Viết Minh Đức, 8 tuổi, đã khỏe khoắn, vui vẻ hơn sau ca ghép tế bào gốc và mổ lấy khối u.
Chị Bùi Thị Hoa, mẹ bé, lấy tay xoa đầu trọc của con, động viên con ăn uống tốt để mau khỏe. 9 tháng con nằm viện, chị Hoa trải qua nhiều lần bi quan, đến nay nhìn con dần hồi phục mới có hy vọng vào tương lai.
“Mới 8 tuổi, con tôi bị ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, từng tưởng hết hy vọng nhưng may mắn bé đã hồi phục sau ca ghép tế bào gốc”, chị Hoa nói.
Trước đó, chương trình Mặt trời Hy vọng do quỹ Hy vọng thực hiện hỗ trợ một phần chi phí truyền tế bào gốc, chặn ung thư di căn xa, giúp ca ghép tế bào gốc của Minh Đức được tiến hành.
Minh Đức nằm trong số 192 bệnh nhi được chương trình chia sẻ gánh nặng tài chính từ tháng 4 đến nay. Tính 6 tháng đầu năm, quỹ Hy Vọng hỗ trợ điều trị cho 341 bệnh nhân, trong đó có 5 ca ghép tạng, 20 ca ghép tế bào gốc, với tổng chi phí hơn 11 tỷ đồng.
Để làm được điều đó, thời gian qua chương trình Mặt trời Hy vọng đã nhận được sự đồng hành ủng hộ của Quỹ Thiện Tâm, Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, Ngân hàng VietinBank, cơ sở Phun Xăm Vic (TP HCM) và hàng nghìn độc giả báo VnExpress.
Bà Đoàn Thị Kiều Hương – Bí thư Đoàn Thanh niên VietinBank cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành với các bệnh nhi trong tương lai. Mong rằng các gia đình hãy vững tâm điều trị cho con em mình dưới sự dìu dắt của các y bác sĩ tâm huyết”.
Chương trình Mặt trời Hy vọng được Quỹ Hy vọng thực hiện từ năm 2021 với mục tiêu giúp các gia đình có bệnh nhi ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo giảm gánh nặng về kinh tế cũng như nâng đỡ họ về tinh thần. Các bệnh nhi được hỗ trợ ghép tế bào gốc, phẫu thuật, thay xương nhân tạo với chi phí 100 triệu đồng mỗi ca; hóa trị, xạ trị với chi phí 30 triệu đồng mỗi ca. Nhờ được tiếp cận các phương pháp y khoa hiện đại, nhiều em đã khỏi bệnh, sức khỏe ổn định, chỉ cần theo dõi và tái khám định kỳ.
Bên cạnh đó, chương trình còn hỗ trợ thêm chi phí vận chuyển cấp cứu, suất ăn dinh dưỡng nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, từ đó giúp bệnh nhi nâng cao sức khỏe để chống chọi bệnh tật, vượt qua các đợt điều trị.
Mục tiêu năm nay của chương trình là tài trợ điều trị cho 500 bệnh nhi. Độc giả có thể ủng hộ chương trình tại đây.
Thanh Nga
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…
Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe cơ thể song cần tránh lạm dụng. Nội dung: Văn HàThiết kế: Ngân Hà
Dự án Vệ sinh học đường giúp sức khỏe của 98% học sinh được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt như rửa tay thường xuyên, không phóng uế bừa bãi, dọn dẹp định kỳ. Đỗ Nam – Kim Anh
Công ty De Heus Việt Nam tài trợ 1,2 tỷ đồng cho dự án “Dinh dưỡng học đường” của Quỹ Hy vọng, cải thiện bữa ăn của học sinh ở ba trường ở Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An. Ba trường được dự án hỗ…