Bốn tháng sau cuộc phẫu thuật hiến tặng gan, Huỳnh Thị Thu Tuyền trở lại công việc bán hàng, trong khi con gái chuẩn bị đi học mẫu giáo.
“Đây là cuộc sống tôi mơ ước suốt ba năm qua”, Tuyền, 22 tuổi, ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận nói.
Tháng 12/2021, Tuyền phát hiện con gái 14 tháng tuổi Khả Linh đột nhiên biếng ăn, hay quấy khóc, bụng phình to nên đi khám ở bệnh viện tỉnh Bình Thuận. Kết quả siêu âm chỉ phát hiện lá gan to bất thường nhưng không tìm ra bệnh, bác sĩ gợi ý xuống Bệnh viện Nhi đồng 2 ở TP HCM kiểm tra tổng quát.
Thời điểm đó dịch Covid-19 bùng phát, bệnh viện chỉ cho một người nhà vào thăm thân. Tuyền khuyên chồng ở nhà đi làm để trang trải viện phí, còn cô vào viện chăm con.
19 tuổi, lần đầu đưa con xuống TP HCM nhập viện khiến Tuyền bỡ ngỡ. Bà mẹ trẻ không quen đường, chưa từng làm thủ tục nhập viện khiến bản thân lo không thể đảm đương.
Tròn một tháng ở viện, trải qua nhiều cuộc làm xét nghiệm, Tuyền nhận thông báo con gái mắc hội chứng Budd Chiari, tắc nghẽn dòng chảy của tĩnh mạch gan. Tình trạng này rất hiếm gặp, một triệu người mới xảy ra 1-2 trường hợp. Khi bệnh diễn tiến nặng dần, bệnh nhi suy dinh dưỡng nặng, xơ gan, suy gan. Ghép gan là giải pháp guy nhất để Khả Linh tiếp tục cuộc sống.
Hai chữ “ghép gan” khiến người mẹ trẻ đứng không vững. Trong đầu Tuyền khi đó rối bời với hàng loạt câu hỏi “Gan của ai sẽ tương thích với con? Tiền đâu để phẫu thuật cho con khi chi phí cho một ca ghép gan lên đến 300 triệu đồng”. Sáu miệng ăn của gia đình đều trông chờ vào tiền lương phụ hồ chưa đến 10 triệu đồng của chồng. Nhiều tháng đưa con đi viện, tiền tích góp của hai vợ chồng cũng tiêu quá nửa.
“Bằng mọi cách anh sẽ cứu con”, câu nói của chồng như tiếp thêm sức mạnh để Tuyền cùng con chiến đấu.
Có những đợt Khả Linh xuất huyết tiêu hóa nặng, phải vào viện truyền máu lượng lớn, gần như thay máu toàn bộ. Một mình Tuyền ở viện phải tự dỗ dành, ru con ngủ, sau lại chạy đôn đáo đi mua đồ ăn, thuốc men và chuẩn bị làm các xét nghiệm. Nhiều lúc cô đơn, mệt mỏi nhưng cô không khóc, chỉ dặn lòng phải cố gắng, mong ngày con gái khỏi bệnh, cả gia đình lại được đoàn tụ.
Theo chỉ định của bác sĩ, trong thời gian chờ ghép gan, tháng một lần, mẹ con Tuyền đều vào TP HCM để thăm khám. Tùy từng theo phác đồ điều trị, mỗi lần nhập viện tốn đến 2-3 triệu đồng tiền thuốc, chưa kể chi phí đi lại. Trong thời gian này, vợ chồng Tuyền cũng chủ động làm các xét nghiệm, nếu gan tương thích sẽ ghép cho con.
Tháng 5/2024, sức khỏe của Khả Linh chuyển biến xấu. Cô bé 4 tuổi nôn và đi vệ sinh ra máu buộc phải nhập viện gấp.
Được bác sĩ thông báo “đến giai đoạn ghép gan”, vợ chồng Tuyền đôn đáo gom tiền tiết kiệm và đi vay mượn thêm họ hàng.
Sau kiểm tra, biết cả hai vợ chồng đều có gan tương thích với con gái, Tuyền xung phong hiến tặng bởi chồng là trụ cột trong nhà, nếu hiến gan sức khỏe ắt giảm sút.
Ngày 1/7, cuộc mổ ghép gan diễn ra.
Tỉnh dậy sau cơn mê, Tuyền liền hỏi sức khỏe của con gái. Thông báo cả hai ca phẫu thuật đều thành công khiến mắt cô nhòe đi vì hạnh phúc.
10 ngày sau ca phẫu thuật, Khả Linh tỉnh táo, tự ăn uống, các chỉ số dần ổn định và tiếp tục theo dõi trong phòng cách ly chăm sóc sau mổ. Riêng Tuyền còn đau vết mổ nhưng đã trở lại các sinh hoạt đời thường, túc trực ở viện để chăm sóc con.
Về nhà sau ca đại phẫu thuật, cuộc sống của gia đình Tuyền quay về nếp trước năm 2021. Sau khi cả gia đình ăn sáng, vợ chồng Tuyền lại đi làm, con gái ở nhà chơi cùng ông bà nội. Đến tối, gia đình 6 người lại quây quần bên mâm cơm. Lúc này cô con gái Khả Linh lại liến thoắng kể cho bố mẹ nghe về một ngày ở nhà. Em cũng hay vẽ tranh và hát cho mẹ nghe thay vì những tháng ngày chỉ quanh quẩn trên giường bệnh, tay chằng chịt kim truyền. Dù hiện mỗi tháng một lần hai mẹ con vẫn vào bệnh viện để tái khám, kiểm tra sức khỏe.
Riêng với vợ chồng Tuyền, số tiền 300 triệu ghép gan cho con nay còn nợ gần 40 triệu đồng. Bà mẹ một con nói sẽ cùng chồng đi làm, tích góp để sớm trả hết nợ.
Nhắc về tương lai, Tuyền nói đợi sang năm mới sẽ xin cho con gái Khả Linh đi học mẫu giáo. Cả hai vợ chồng hy vọng được nhìn con khôn lớn mỗi ngày.
“Bước qua cửa tử mới thấy chẳng điều gì quý giá hơn việc có sức khỏe và được sống hạnh phúc bên người thân mỗi ngày”, cô gái 22 tuổi nói.
Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước.
Độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây.
Quỳnh Nguyễn
Mỗi runner đăng ký giải chạy “Tết Hy Vọng 2025” sẽ góp một viên gạch xây nhà tắm giúp mùa đông của học sinh vùng cao ấm áp hơn. Giải chạy do Quỹ Hy vọng và vRace phối hợp tổ chức, bắt đầu từ ngày…
Quỹ Hy vọng khánh thành 14 cầu bê tông mới, trong đó có ba công trình do Roche Việt Nam tài trợ ở huyện Lai Vung và Châu Thành, ngày 1/12. Ba công trình khánh thành đợt này gồm cầu Hy Vọng 382, 383, 384,…
Sau 2 tháng, dự án gây quỹ xây mới phòng học do Đông Tây Barbershop phối hợp cùng MoMo và Quỹ Hy vọng thực hiện đã cán mốc 100 triệu đồng. Từ ngày 16/9, Đông Tây Barbershop trích 5.000 đồng với mỗi giao dịch thanh…
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…