HÀ TĨNH- Biết tin con gái 3 tuổi bị ung thư xương phải nhập viện, chị Nguyễn Thị Thuận xin anh trai cho đi cùng bởi không nỡ xa con.
Chị Thuận, ở thôn Đức Vừ, xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã 32 tuổi nhưng nhận thức chỉ bằng học sinh tiểu học. 6 năm trước, chị kết hôn với người đàn ông cùng xã, sinh hai con. Đến năm 2020, chị Thuận ly hôn khi con thứ hai được vài tháng tuổi. Người chồng nhận nuôi con lớn nay 6 tuổi, chị bế con út về nhà ngoại.
Biết con gái tính tình ngờ nghệch, không biết chữ, người mẹ 71 tuổi đành để ở nhà trông con, giúp quét dọn nhà cửa và cắt cỏ cho bò ăn. Toàn bộ chi phí sinh hoạt của hai mẹ con phụ thuộc vào bà và anh trai Nguyễn Đình Thịnh (39 tuổi).
“Người bình thường xin việc đã khó, chứ bản thân tôi bệnh tật ai dám thuê. Giờ còn sống ngày nào tôi cũng cố nuôi con, nuôi cháu”, bà nói.
Đầu tháng 2 năm nay, phía sau đầu của bé Nguyễn Thị Trà Giang (3 tuổi), con chị Thuận, xuất hiện khối u không rõ nguyên nhân. Khi đưa con ra Bệnh viện Nhi Nghệ An khám, bác sĩ chẩn đoán đứa trẻ bị sarcoma mô mềm thể hốc vùng chẩm – một dạng ung thư ác tính hiện đã giai đoạn 3. Sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, bác sĩ khuyên người nhà đưa Trà Giang ra Bệnh viện K Hà Nội để kiểm tra, điều trị hóa chất và ngăn di căn.
Ban đầu, anh Thịnh định tạm gác công việc ở quê, một mình đưa cháu đi điều trị bởi nhà neo người, em gái không đủ khả năng tự chăm sóc và lo liệu các thủ tục cho con. Nhưng biết tin con gái sắp phải đi xa điều trị bệnh, chị Thuận xin theo cùng, hứa sẽ nghe lời anh trai.
“Thấy mẹ con quấn quýt nên tôi không nỡ, đành đồng ý đưa cả hai ra Hà Nội, dù biết chắc chắn chi phí sẽ tốn kém hơn”, người bác nói.
Sau một tháng hóa trị tại Hà Nội, anh Thịnh xin bác sĩ đưa cháu vào Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục xạ trị cho gần nhà, mong giảm sinh hoạt phí và được đồng ý.
Cuối tháng 4/2023, gia đình ba người tiếp tục vào Huế. Anh Thịnh phụ trách lo các thủ tục, nhận phác đồ điều trị và giữ liên lạc với bác sĩ. Chị Thuận quanh quẩn trong phòng bệnh chăm sóc con. Không có kinh nghiệm chăm sóc, nhưng thấy mọi người trong phòng làm gì, người phụ nữ 32 tuổi lại bắt chước, từ cách xoa bóp, đấm lưng đến chế độ ăn uống cho con, mong đứa trẻ sớm khỏi bệnh.
Từ ngày vào thuốc, tóc Trà Giang rụng hết, cơ thể gầy hẳn bởi cứ ăn là nôn trớ. Mỗi lần nhìn con đau đớn nằm trên giường bệnh, người mẹ bấu chặt tay anh trai, miệng liên tục nói “anh ơi cứu cháu” khiến người xung quanh ứa nước mắt.
Sau mỗi đợt hóa trị, anh Thịnh tranh thủ về quê một, hai ngày để lo việc gia đình, chăm sóc hai con nhỏ. Trong thời gian này, anh lại nhờ bác sĩ và người nhà bệnh nhân trong phòng trông nom, sau gửi tiền nhờ mua cơm cho hai mẹ con.
Để đủ tiền thuốc men, viện phí cho cháu, người bác dồn toàn bộ tiền tích góp của gia đình, vay thêm họ hàng, các tổ chức đoàn thể được tổng 100 triệu đồng. Đến nay số tiền vay mượn đã gần hết, trong khi thông báo của bác sĩ cho biết Trà Giang phải tiếp nhận điều trị trong một năm tới, khiến gia đình không biết trông cậy vào đâu.
Ông Nguyễn Tạo, trưởng thôn Đức Vừ, xã Sơn Lễ cho biết hoàn cảnh gia đình chị Nguyễn Thị Thuận vô cùng khó khăn. Bản thân chị mắc bệnh tâm thần, đã ly hôn chồng được vài năm, nay con gái 3 tuổi được chẩn đoán ung thư, kinh tế phụ thuộc vào mẹ và anh trai. “Chúng tôi mong gia đình được các tổ chức, đoàn thể giúp đỡ để thêm tiền viện phí cho cháu Giang chạy chữa, mong sớm qua cơn bạo bệnh”, ông Tạo nói.
Những ngày đầu tháng 9, anh Thịnh nói mừng khi thấy sức khỏe của Trà Giang chuyển biến tích cực, cơ thể tiếp nhận thuốc tốt. Đứa trẻ 3 tuổi cũng cười nói nhiều hơn, sau phối hợp uống thuốc, ăn cơm.
“Em gái tôi giờ còn mỗi đứa con này nên bằng mọi giá gia đình phải cứu cháu, để khi Trà Giang lớn còn làm chỗ dựa cho mẹ thay bà và bác”, anh Thịnh nói.
Quỳnh Nguyễn
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…
Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe cơ thể song cần tránh lạm dụng. Nội dung: Văn HàThiết kế: Ngân Hà
Dự án Vệ sinh học đường giúp sức khỏe của 98% học sinh được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt như rửa tay thường xuyên, không phóng uế bừa bãi, dọn dẹp định kỳ. Đỗ Nam – Kim Anh
Công ty De Heus Việt Nam tài trợ 1,2 tỷ đồng cho dự án “Dinh dưỡng học đường” của Quỹ Hy vọng, cải thiện bữa ăn của học sinh ở ba trường ở Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An. Ba trường được dự án hỗ…