Từ những căn nhà lắp ghép tạm bợ hay đã xuống cấp, khu nhà vệ sinh của các trường tại Mù Cang Chải “khoác” diện mạo mới với đầy đủ thiết bị vệ sinh, đảm bảo an toàn.
Các công trình được xây dựng theo đúng chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thuộc dự án Vệ sinh học đường do quỹ Hy vọng triển khai với nguồn tài trợ của nhãn hàng Enterogermina thuộc Opella Việt Nam – ngành hàng chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng của Sanofi tại Việt Nam; hệ thống Nhà thuốc Long Châu và Tổng công ty xây dựng Việt Nam.
Với 567 học sinh, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Kim Nọi chỉ có một khu vệ sinh bán trú đã xây dựng đã lâu. Khu vực này ban đầu chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của 87 học sinh. Do đó, khi số lượng người sử dụng đã tăng hơn 6 lần, nhà vệ sinh đã quá tải nghiêm trọng, thường xuyên bị tắc nghẽn, phải xử lý liên tục, trong khi đó, nguồn nước cũng là một điều khó khăn với nhà trường.
Với vị trí nằm trên ngọn núi cao, trường từng thực hiện khoan giếng sâu hơn 80 m nhưng không có nguồn. Đơn vị thường xuyên phải tích trữ để đủ nước cho mục đích ăn uống, vệ sinh cá nhân cho gần 600 cá nhân.
“Trường được dự án xây dựng cho nhà vệ sinh 12 khoang, khang trang, đầy đủ tiện nghi, nhờ đó mà cải thiện được tình trạng quá tải với học sinh và khó khăn cho thầy cô khi trước đó thường xuyên phải thông hút do bể phốt bé”, thầy Lê Đức Nhuận – Chủ tịch công đoàn nhà trường cho biết.Bấm để lật ảnh sau/trước
Là một trong những cơ sở có nhiều học sinh nhất huyện, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Mồ Dề có gần 1.100 em học tập và sinh hoạt bán trú. Khu vệ sinh tại đây là nhà lắp ghép bằng tôn, mục nát, quá tải so với số lượng lớn. Học sinh phải xếp hàng, xách từng xô nước theo khi đi vệ sinh để dọn rửa ngay sau khi sử dụng. Thầy cô cũng thường xuyên phải túc trực để đốc thúc và xử lý giúp các em.
Theo đó, dự án đã xây dựng nhà vệ sinh 6 khoang, có cửa che chắn, chia phân khu nam – nữ với lối đi riêng, trang bị đầy đủ bệ xí, bồn rửa tay, hệ thống nước cấp – xả, hệ thống tự huỷ, các biển bảng hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh và rửa tay đúng cách.
Cũng với gần 1.000 học sinh, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Chế Cu Nha là một trong những đơn vị nhận được sự quan tâm sát sao của tỉnh. Tuy nhiên, với số lượng nhu cầu sử dụng cao, một khu nhà vệ sinh của đơn vị đã bị hỏng, không thể dùng được.
Vì vậy, dự án đã đập một nhà vệ sinh cũ để xây lại một công trình mới với khoang 6 ô, phục vụ cho học sinh nam, nữ học bán trú, sinh hoạt từ thứ hai đến hết buổi sáng thứ 7 tại trường.
Tại ngôi trường nhỏ nằm bên sườn núi – Phổ thông dân tộc bán trú THCS Cao Phạ, nơi học tập và sinh sống của gần 600 học sinh, khu nhà vệ sinh duy nhất cũng không được phân khu, chỉ có ba ô cho nam, ba ô cho nữ. Xây dựng từ 2014, tình trạng quá tải là không thể tránh khỏi.
Em Triệu Thùy Linh (học sinh lớp 9) chia sẻ, nhà vệ sinh cũ có nhiều bộ phận bị hỏng, đặc biệt là đèn nên khi sử dụng buổi tối, các em gặp rất nhiều khó khăn; nguồn nước không đều; cửa cũng lung lay nên hơi mất thoải mái.
“Khi có nhà vệ sinh mới, em cảm thấy an toàn hơn vì mọi người sẽ biết có người bên trong, không gian sử dụng cũng rộng rãi hơn. Đồng thời, em cũng không phải xếp hàng quá lâu để chờ tới lượt, nhất là buổi tối”, nữ sinh nói thêm.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang đã có hai nhà vệ sinh. Thế nhưng, với số lượng 600 học sinh học tập, trong đó 85,7% em ở bán trú, đơn vị cũng gặp tình trạng quá tải. Học sinh thường xuyên phải chờ đợi để sử dụng khu vực này.
Bên cạnh đó, với địa chất đặc thù, nhà vệ sinh của trường thường xuyên bị sạt lở, gây vỡ, hỏng công trình, nhà trường thường xuyên phải tu sửa gấp để các em kịp thời có khu vực sử dụng. Vì vậy, dự án đã xây dựng nhà vệ sinh 6 khoang để học sinh giải quyết nhu cầu cá nhân sạch sẽ, an toàn hơn.
Nằm trên lưng chừng vách núi cao, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải có hai nhà vệ sinh xây từ năm 2012 đã hỏng, không sử dụng được. Nhà trường liên tục phải tu sửa đường nước, đường thoát vệ sinh vì các trang thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng.
Vì vậy, với dự án Vệ sinh học đường, trường được hỗ trợ xây dựng một nhà vệ sinh 6 khoang để phục vụ cho khu bán trú.
Ở vị trí cheo leo trên đỉnh núi, trước khi được xây dựng bổ sung, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải có hai nhà vệ sinh nhưng do quy hoạch lấy đất làm nhà bán trú, trường buộc phải phá bớt. Do tỉnh đang phải tập trung khắc phục cho các trường chịu hậu quả nghiêm trọng bởi lũ, trường chưa có nguồn kinh phí xây lại.
Do đó, dự án Vệ sinh học đường đã hỗ trợ nhà trường xây một nhà vệ sinh 6 khoang với đầy đủ công năng sử dụng và đảm bảo an toàn cho học sinh.
Theo ông Đào Trọng Giáp – Hiệu trưởng nhà trường, nhà vệ sinh mới có đầy đủ tiện nghi về điện, đường nước… cho học sinh, hạn chế tình trạng quá tải bấy lâu nay tại trường. “Khi có công trình mới, học sinh được đảm bảo sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, giáo viên cũng giảm tải được lượng công việc xử lý thông tắc, dọn rửa”, ông nói.
Ngày 3/10, lễ khánh thành kết hợp ngày hội vệ sinh học đường được tổ chức tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái với sự tham gia của hơn 500 học sinh, giáo viên.
Nhật Lệ
Ảnh: Tùng Đinh
Video: Văn Ngọc
Lần thứ hai vợ bỏ đi, con trai anh Toàn mới hơn một tuổi, không lâu sau con gái mắc ung thư, chỉ một “thân gà trống” gồng gánh. Ở khu I, thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa), mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh anh…
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…
Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe cơ thể song cần tránh lạm dụng. Nội dung: Văn HàThiết kế: Ngân Hà
Giống nhiều đứa trẻ 7 tuổi, Tâm thích đến trường để có bạn nhưng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) thể nặng khiến hành trình của cậu bé bị ngắt quãng. Mỗi tháng một lần, Trần Lê Đức Tâm sống tại thôn Bảng Sơn, xã…