TP HCM- Mỗi khi phải vào thuốc để chống lại bệnh ung thư, cậu bé 8 tuổi Đức Phú chỉ dám rên khẽ, nhất định không khóc bởi sợ mẹ biết lại buồn.
Người được cậu gọi mẹ là vợ cả của bố nhưng đã nuôi cậu từ khi mới ba ngày tuổi do mẹ đẻ bỏ đi biệt xứ. Từ khi phát hiện bị ung thư máu hai tháng trước, Đức Phú nằm viện nên ít khi được gặp mẹ. Người phụ nữ này ở nhà đi làm, hỗ trợ kinh phí điều trị, sinh hoạt em.
“Nhiều lúc thấy Phú ngồi thừ vì nhớ mẹ, thương lắm nhưng chẳng biết làm thế nào”, bà Nguyễn Thị Điệp, bà nội Phú, người đang chăm sóc cậu tại khoa Ung bướu, bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM chia sẻ.
Hai tháng trước, tay chân của Đức Phú (ở xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè) bỗng xuất hiện các hạch nhỏ kèm theo vết bầm tím không rõ nguyên nhân. Nghĩ cháu đùa nghịch, bà Điệp mua vài chai dầu gió bôi ngoài da với lời dặn bớt chạy nhảy.
Nhưng vài tuần trôi qua, vết bầm không những không tan mà mỗi khi đi học về Phú lại nằm vật ra giữa nhà thở dốc. Cậu bé được đưa đến bệnh viện xét nghiệm máu. Khi bác sĩ gọi người nhà vào nói chuyện riêng, mẹ và bà Điệp nghe như sét đánh ngang tai. Họ không biết bệnh bạch cầu cấp là gì nhưng hiểu “đã là ung thư thì chẳng bao giờ tốt lành”.
Hơn một năm trước, bố Phú qua đời vì bị một người ngáo đá đâm, để lại khoản nợ nửa tỷ đồng tiền viện phí. Nhà cũng chẳng còn gì vì những thứ giá trị đã bán hết. Thậm chí, bà Điệp phải bán rẻ mảnh đất dưới quê và không đủ trang trải, còn nợ lại 70 triệu đồng tiền ma chay cho con trai. Bà phải rời quê lên thành phố chăm cháu nội cùng con dâu.
Tưởng chừng nỗi đau của gia đình sẽ dừng lại ở đó. Nhưng căn bệnh ung thư máu của Phú một lần nữa khiến mọi người trong nhà chao đảo. “Mẹ nó khóc suốt, vừa nghĩ thương con, vừa lo tương lai của Phú chẳng biết sẽ đi về đâu”, bà Điệp chia sẻ.
Trước khi mắc bệnh, Phú là một cậu bé năng động, vẫn chạy nhảy, chơi đùa cùng hai anh trai. Nhưng căn bệnh ung thư khiến cậu bỏ ăn dài ngày, cơ thể ốm nhom.
Đến khi nằm viện, cậu bé 8 tuổi vẫn chưa thể nhận thức sự quái ác của căn bệnh đang hành hạ mình từng ngày. Phú chỉ biết cơ thể đang yếu dần, mồm miệng lở loét, nuốt gì cũng thấy đau. Đặc biệt, nằm viện với cậu đồng nghĩa với việc không được đến trường cùng các bạn.
Hiện tại, cuộc sống của Phú chỉ quanh quẩn trong phòng bệnh. Các đợt hóa trị, truyền máu, truyền tiểu cầu diễn ra liên tục. Khi bị những cơn đau hành hạ, ban đầu Phú chỉ dám rên khe khẽ, lúc nào quá sức chịu đựng mới kêu lên: “Mẹ ơi, cứu con”, nhưng âm lượng chỉ đủ cho bản thân nghe thấy. Thái độ đối diện bệnh tật của cháu trai càng khiến người bà thêm bất lực, bởi “từng lời nói như xé toạc tâm can”.
Suốt thời gian Phú nằm viện, bà Điệp là người đồng hành, dùng tình yêu thương cùng cháu vượt qua những tháng ngày đau đớn nhất. Người mẹ chỉ qua lại thăm nom, mua những gì Phú thích rồi động viên hàng ngày qua điện thoại. Vì cơm áo gạo tiền, làm việc trả nợ khiến người phụ nữ này không thể trực tiếp chăm sóc cho Phú. Bởi vậy, hầu hết thời gian trong ngày, cậu bé thường đờ đẫn nhìn vào khoảng không trống rỗng trước mặt, thậm chí không muốn bước chân ra khỏi giường.
“Một phần vì mệt, phần khác chắc nó thấy tủi thân khi bạn bè được đi học, có bố mẹ đưa đón, chăm sóc, còn mình thì không”, bà Điệp nói.
Dù vậy, cậu bé vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ khi phải đối diện với những lần thập tử nhất sinh. Cậu thường an ủi khi thấy bà buồn, hứa lớn lên thật khỏe mạnh, mua nhà mới để mẹ bán hàng mà không phải đi thuê. Phú cũng không muốn bà kể về những đau đớn phải trải qua cho mẹ, bởi cậu sợ mẹ thêm lo lắng.
Hơn hai tháng chữa bệnh, giờ Phú cũng quen dần với những đêm sốt cao hay tụt tiểu cầu. Rồi những lần đau thắt, nôn thốc nôn tháo do tác dụng phụ của thuốc nhưng vẫn phải nhắm mắt ăn để lấy sức. Thay vì khóc lóc, ngày nào cậu bé cũng nhìn lên trời cầu nguyện bởi luôn tin lời người bà: “Nếu cố gắng chịu đau vài lần, ung thư sẽ được chữa khỏi”.
Hải Hiền
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…
Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe cơ thể song cần tránh lạm dụng. Nội dung: Văn HàThiết kế: Ngân Hà
Dự án Vệ sinh học đường giúp sức khỏe của 98% học sinh được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt như rửa tay thường xuyên, không phóng uế bừa bãi, dọn dẹp định kỳ. Đỗ Nam – Kim Anh
Công ty De Heus Việt Nam tài trợ 1,2 tỷ đồng cho dự án “Dinh dưỡng học đường” của Quỹ Hy vọng, cải thiện bữa ăn của học sinh ở ba trường ở Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An. Ba trường được dự án hỗ…