Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Ánh sáng học đường
  • Tin tức
Thứ hai, 13/3/2023 | 08:59 GMT+7

Nồi cơm tự nấu của hơn 80 học trò Nà Tấu

SƠN LA _ Chừng 5 giờ chiều, Sộng Thị Pả Dạy xách cặp ra khỏi lớp, đợi em gái học lớp 2 cùng về phòng trọ.

Pả Dạy, 10 tuổi, và em gái là người dân tộc Mông, đang học tại điểm trường Nà Tấu của trường Tiểu học Đứa Mòn, huyện Sông Mã.

Căn phòng trọ chừng 6 m2, kê vừa ba mảnh gỗ xếp liền để làm giường là nơi ở của hai chị em và bốn nữ sinh khác, cách điểm trường chừng 16 m. Dưới gầm giường chất đầy củi khô được bổ sẵn, do bố mẹ các em đèo từ trên núi xuống. Nhanh chóng cởi áo khoác, Pả Dạy đổ gạo vào chiếc nồi gang rồi mang đi vo. Thoăn thoắt đôi tay, em bê củi ra bếp, nhóm lửa nấu.

Trong khu bếp tạm, học trò tự đặt các thanh sắt làm bếp. Cứ thế, 5-6 nồi cơm cùng lúc đỏ lửa.

Cơm sôi, Pả Dạy lại nấu nước pha mì tôm và trứng, kèm chút rau cải để làm canh. Đây là thực đơn thường xuyên của em. Một vài ngày trong tuần, em có cá khô hoặc một ít thịt lợn bố mẹ gửi xuống.

Bạn của Pả Dạy là Sộng Minh Hiếu, sinh năm 2012, ở bản Ngạm Trạng, cho biết nhiều ngày trong tuần, cả ba bữa của em là mì tôm và cơm trắng, thỉnh thoảng mới có thêm rau và thịt.

Khu bếp tạm trong giờ nấu ăn tối của các học sinh bán trú điểm trường Nà Tấu của trường Tiểu học xã Đứa Mòn, hôm 27/2. Ảnh: Lệ Thu
Học sinh điểm trường Nà Tấu, trường Tiểu học xã Đứa Mòn, tự nấu cơm ở phòng trọ, hôm 27/2. Ảnh: Lệ Thu

Điểm trường Nà Tấu thuộc xã Đứa Mòn, một xã vùng ba đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, 45 km. Địa hình ở đây chủ yếu là đồi, núi với 21 bản của người Thái, Mông và Khơ Mú. Trong khoảng 1.700 hộ dân, hơn một nửa là hộ nghèo và cận nghèo (thu nhập bình quân đầu người dưới 1,5 triệu đồng một tháng).

Toàn trường có 149 học sinh, là người dân tộc Mông và Khơ Mú; đến từ bốn bản Nà Tấu I, Nà Tấu II, Ngạm Trạng, Púng Báng. Trong đó, 82 học sinh thuộc diện hưởng chế độ bán trú, tự thuê nhà ở xung quanh trường.

Không có các cô nuôi cơm như thường thấy, các em đều tự túc xoay xở việc sinh hoạt và cơm nước hàng ngày.

Thầy Tòng Văn Hoài, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đứa Mòn, cho biết các em được hưởng chế độ bán trú khoảng 600.000 đồng tiền ăn, gần 150.000 đồng tiền thuê nhà mỗi tháng. Những em nhà xa cách trường 2,5 km trở lên, đường trơn trợt không đi về được trong ngày được cấp 15 kg gạo hàng tháng.

“Vì điểm trường lẻ, thiếu thốn, nhà trường không thể mở bếp ăn bán trú, buộc phải để các em tự lo ăn hàng ngày”, thầy Hoài nói, cho biết năm giáo viên của trường cũng đang ở tạm nhà văn hóa của bản.

Sống xa nhà, học trò ở đây từ lớp 2 đều biết nấu cơm, giặt giũ. Khu trọ do người dân quanh điểm trường dựng tạm cho thuê nên yên tâm phần nào, nhưng chất lượng bữa ăn của học trò chưa được đảm bảo, theo thầy Hoài. Với hơn 20.000 đồng mỗi ngày, các em phải tự chia ba bữa, tính toán kỹ mới đủ no.

“Có hôm bữa sáng của các em là cơm nguội chan với nước lã”, thầy hiệu trưởng kể.

Sộng Thị Pả Dạy (áo trắng) và các bạn trong căn phòng trọ nhỏ gần trường, hôm 27/2. Ảnh: Lệ Thu
Sộng Thị Pả Dạy (áo trắng) và các bạn trong phòng trọ, hôm 27/2. Ảnh: Lệ Thu

Dù vậy, theo thầy Hoài, thậm chí nhiều học sinh còn “nuôi” bố mẹ. Bởi lẽ, tiền trợ cấp sách vở, ăn bán trú cho học sinh được phát thành hai kỳ, một số phụ huynh thường lấy tiền của con về lo việc khác.

Thầy Lò Văn Thân, Phó hiệu trưởng, nói thêm do phụ huynh ở đây đa phần khó khăn, nên không quan tâm nhiều được đến con cái. Năm ngoái, xã mới có điện, có mạng Internet.

“Nhiều gia đình gạo ăn hàng ngày còn thiếu, nên cũng không trách phụ huynh được”, thầy Thân chia sẻ.

Nữ sinh Sộng Lan Phương gấp áo sau giờ đi học về, hôm 27/2. Ảnh: Lệ Thu
Học trò gấp áo sau giờ đi học về, hôm 27/2. Ảnh: Lệ Thu

Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã, cho hay Tiểu học Đứa Mòn có 4 điểm trường cần tổ chức nấu ăn bán trú nhưng mới chỉ hai nơi làm được.

Theo ông Viên, học sinh ở đây đã được hưởng nhiều chế độ trợ cấp bán trú và học tập. Phòng Giáo dục huyện và nhà trường cùng các tổ chức, cá nhân có nhiều chương trình hỗ trợ quần áo, đồ dùng học tập, đồ ăn cho học sinh Nà Tấu. Tuy nhiên, thầy trò vẫn có nhiều khó khăn.

“Về lâu dài, để các em học sinh vùng cao nơi đây yên tâm học tập, rất mong nhà nước, các tổ chức, cá nhân tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất”, ông Viên nói,

Theo cô giáo Lò Thị Dim, một số học sinh lớp 1, lớp 2 ở trọ thường không biết chăm sóc bản thân. Mùa đông các em không biết mặc ấm, không biết đi giày, dép. Do đó, thầy cô, anh chị lớp trên phải hỗ trợ, như giặt quần áo và chải đầu cho các em. Vì thế, thầy, trò và phụ huynh đều mong mỏi điểm trường có nhà bán trú và đủ điều kiện cơ sở vật chất để nấu ăn tập trung.

Sộng Thị Pả Dạy nói thích đến trường. Bố mẹ dự định cho em học đến lớp 12 rồi sẽ tính xem nên đi làm hay học cao hơn.

“Còn hiện tại, em mong cơm ngon và nhiều thịt như trên tivi”, cô bé người Mông nhoẻn miệng cười.

Để học sinh và giáo viên ở điểm trường Nà Tấu, xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, Sơn La có điều kiện dạy, học tốt hơn, Quỹ Hy vọng – báo VnExpress nhận quyên góp với mục tiêu cải thiện cơ sở vật chất giáo dục.Mỗi sự chung tay của độc giả sẽ góp thêm một viên gạch xây nên công trình mới. Mọi ủng hộ xin gửi về chương trình tại đây.

Lệ Thu

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Mặt trời Hy vọng

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Hà Nội – Dù đang điều trị ung thư, Trần Đức Vĩnh, 10 tuổi ngày ngày phụ mẹ làm bánh đa nem, thi thoảng lật trang sách Phật với ước nguyện đi tu để hóa độ cho những người mình yêu thương. Mai Anh

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Mặt trời Hy vọng

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Nhận kết quả bị ung thư xương giai đoạn hai ở tuổi 18, Thùy Dung ngồi bất động vài tiếng ở bệnh viện với suy nghĩ sẽ sống tiếp cuộc đời này thế nào. Tháng 11/2024, cô gái quê Nghệ An đang làm thủ tục…

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

Mặt trời Hy vọng

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

TP Huế – Sau gần 10 năm phải truyền máu do bệnh tan máu bẩm sinh, Nguyễn Chánh Gia Bảo, 11 tuổi, hồi phục sau khi ghép tủy từ chị gái hiến tặng. Ngày 23/6, trên chiếc giường nhỏ, bé Bảo lim dim ngủ. Bên…

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Vệ sinh học đường

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Tại nhiều điểm trường vùng cao, những công trình vệ sinh tạm bợ, xuống cấp và mất an toàn không còn là chuyện hiếm. Các em học sinh – những đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển thể chất và hình thành nhân cách…

Ước mơ lớn nhất của người thợ cắt tóc

Mặt trời Hy vọng

Ước mơ lớn nhất của người thợ cắt tóc

TP Huế – Hơn 20 năm cầm kéo làm thợ cắt tóc nhưng mong ước lớn nhất của chị Phan Thị Điệp là được tự tay cắt tóc cho các con đến hết đời. Mong ước đó của người phụ nữ 45 tuổi ở thôn…

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Tết Hy vọng

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Đà Nẵng – Nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh, nhà báo Đinh Đức Hoàng, BTV Đào Xuyên kể chuyện trải nghiệm chính đời mình để chuyền cảm hứng về tương lai. Cuối tuần vừa qua, nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh có mặt tại Trường…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật