THỪA THIÊN – HUẾ- Những ngày nằm trên giường bệnh, vật vã bởi cơn đau và những lần vào thuốc nhưng Kiều Oanh vẫn hy vọng mọi chuyện sớm qua để có thể đi làm đỡ đần mẹ.
Lê Thị Thúy Kiều Oanh, 15 tuổi, là con út trong gia đình có hai chị em ở phường An Đông, thành phố Huế. Từ ngày bố mất cách đây 11 năm vì bệnh, một tay mẹ em nuôi nấng chị em Oanh ăn học bằng thu nhập phập phù của nghề phụ hồ.
Ba năm trước, khi học hết lớp 7, Oanh xin mẹ cho nghỉ học để đi làm. Chị Hồ Thị Thúy (46 tuổi) ra sức khuyên can, nói sẽ cố đi làm thêm để con được học tiếp. Nhưng cô bé một mực từ chối bởi em không muốn thấy mẹ ngày càng gầy, mỗi lần đi làm về lại nằm bẹp trên giường vì mệt, ốm đau không dám đi khám, sợ tốn kém. “Con không muốn thành gánh nặng của cả nhà. Sức học của con yếu, cố gắng cũng không có kết quả nên đi làm sớm tốt hơn”, Oanh nói.
Từ ngày nghỉ học, ngoài quán xuyến nhà cửa, cơm nước, cô bé khi đó 12 tuổi nhận làm bánh bột lọc thuê, mỗi ngày được trả công 50.000 đồng. Khoản thu nhập ít ỏi nhưng cũng đỡ được mẹ nhiều thứ để trang trải cuộc sống.
Dự định đủ 16 tuổi sẽ ra ngoài kiếm việc thu nhập cao hơn nhưng đầu tháng 7 năm nay, vùng đầu và lưng của Oanh đột nhiên đau dữ dội. Em được gia đình đưa đến Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế khám. Nghi bệnh nặng, các bác sĩ đề nghị chuyển sang Bệnh viện Trung ương Huế. Tại đây Oanh được chẩn đoán bị ung thư máu.
Cầm tờ kết quả trên tay, chị Thúy chết lặng. Sợ Oanh suy sụp khi biết bệnh của mình, chị nói dối con “bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị mấy ngày, sức khỏe ổn định sẽ được về nhà”.
Nhưng mấy ngày mà chị nói đến nay đã hơn 3 tháng. Lần đầu tiên vào hóa chất, cơ thể cô bé lập tức phản ứng, liên tục sốt cao, nôn mửa mỗi khi ăn, buộc mẹ và chị gái phải túc trực bên cạnh cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ung thư máu, bác sĩ cũng phát hiện sau mông của Oanh xuất hiện khối u vùng cụt. Kích thước khối u ngày càng lớn, chèn ép toàn bộ hệ thần kinh, khiến hai mắt sưng húp, mờ dần, chân không thể đi lại, phải nằm một chỗ. Trong thời gian chờ phẫu thuật, cô bé chỉ nằm nghiêng hoặc sấp, tránh chèn ép vào khối u gây tổn thương. Mọi hoạt động từ ăn uống, vệ sinh cá nhân đều phải nhờ mẹ và chị hỗ trợ.
Ngày Oanh còn khỏe mạnh, tổng thu nhập của cả gia đình khoảng 6 triệu đồng, từ tiền phụ hồ của chị Thúy và lương công nhân may của con gái lớn. Số tiền vừa đủ cho ba người trang trải cuộc sống và tích góp một khoản nhỏ. Từ ngày Oanh nằm viện, cả mẹ và chị đều phải nghỉ làm.
Không còn thu nhập, cơm ngày hai bữa của gia đình ba người đều xin từ các đoàn từ thiện. Riêng vài trăm nghìn đồng được mọi người đến thăm hỏi, chị Thúy dành mua quả cam, hộp sữa cho Oanh ăn cải thiện, bổ sung chất.
“Bố mẹ hai bên đều già yếu, nghèo khó, tôi không dám nhờ vả. Vay người ngoài nhiều lần họ cũng bắt đầu từ chối, sợ tôi không trả. Hết cách nên cứ mượn chỗ nọ đập chỗ kia, bởi bảo hiểm chỉ chi trả 80%”, người phụ nữ 46 tuổi nói.
Người thân giấu nhưng cô bé Oanh lờ mờ đoán được căn bệnh đang mắc. Mỗi lúc tỉnh táo, em luôn nhắc mẹ và chị phải quan tâm sức khỏe của bản thân, sau lại kể về những điều muốn thực hiện nhưng trên hết là mong khỏe lại để đi làm kiếm nhiều tiền, mẹ không phải đi phụ hồ, chị gái sớm ổn định cuộc sống.
Tuổi còn nhỏ nhưng mọi người trong phòng bệnh đều nói Oanh rất kiên cường. Em luôn tuân thủ đúng các yêu cầu của bác sĩ, ép bản thân phải ăn nhiều, dù nôn cũng phải ăn tiếp để đủ sức điều trị. “Vì mẹ, vì chị con sẽ không bỏ cuộc”, giọng nói thều thào của cô bé khiến người nghe xúc động.
Bác sĩ điều trị của Oanh cho biết, bệnh tình của em nếu được điều trị tốt có thể kéo dài hai, ba năm hoặc hơn. Nhưng dù thời gian còn lại dài hay ngắn chị Thúy khẳng định sẽ cố gắng hết sức, không thể mất con.
Bốn ngày trước, sức khỏe của Oanh chuyển xấu, phải xuống phòng cấp cứu theo dõi, thở oxy. Ở bên ngoài, chị gái và mẹ vẫn theo sát, lo lúc em tỉnh lại không có người thân bên cạnh lại tủi thân. “Oanh đã hứa sẽ khỏe lại để còn đi làm nuôi tôi. Con bé mạnh mẽ lắm, nó chưa từng thất hứa với tôi bao giờ”, người phụ nữ 46 tuổi nghẹn ngào.
Quỳnh Nguyễn
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…
Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe cơ thể song cần tránh lạm dụng. Nội dung: Văn HàThiết kế: Ngân Hà
Dự án Vệ sinh học đường giúp sức khỏe của 98% học sinh được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt như rửa tay thường xuyên, không phóng uế bừa bãi, dọn dẹp định kỳ. Đỗ Nam – Kim Anh
Công ty De Heus Việt Nam tài trợ 1,2 tỷ đồng cho dự án “Dinh dưỡng học đường” của Quỹ Hy vọng, cải thiện bữa ăn của học sinh ở ba trường ở Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An. Ba trường được dự án hỗ…