Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Mặt trời Hy vọng
  • Tin tức
Thứ ba, 29/3/2022 | 07:00 GMT+7

Ước mơ tóc dài của cô bé lớp 2

Thấy em gái chải tóc, thắt nơ, Kim Anh sờ lên đầu thắc mắc: “Sao tóc con không dài như em nhỉ”. Bố em bảo “ngắn cho mát” nhưng anh chợt nhận ra vẫn đang mùa lạnh.

Có người bảo anh Hải, con thích thì mua cho bộ tóc giả. Anh biết nhưng mãi chưa làm được bởi còn nhiều thứ khác cần chi hơn. “Không có tóc thì vẫn sống được, nhưng thiếu tiền đi viện thì không xong”, anh giải thích.

Anh Nguyễn Văn Hải, 40 tuổi, ở bản Yên Thi, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu làm thợ xây, mỗi ngày kiếm hơn 300 nghìn đồng. Chị Thức, 27 tuổi, vợ anh ngày ngày đi bỏ phân, nhổ cỏ thuê cho dân quanh bản. Bốn năm trước, anh vay 40 triệu đồng sắm cốp pha, thiết bị xây dựng, lập tổ thợ khởi nghiệp. Chăm chỉ làm ăn, anh chị tin có thể làm trả nợ, nuôi ba đứa con khôn lớn trong no đủ. Nhưng nợ chưa trả hết, trận sốt của con gái lớn đã làm đảo lộn tất cả.

Ba con của vợ chồng anh Nguyễn văn Hải gồm bé Kim Anh (8 tuổi, phải), Bảo Ánh (5 tuổi, giữa) và Phúc Lâm (3 tuổi, trái) chơi đùa trong vườn nhà, cuối tháng 3/2022. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Ba con của vợ chồng anh Nguyễn văn Hải gồm bé Kim Anh (8 tuổi, phải), Bảo Ánh (5 tuổi, giữa) và Phúc Lâm (3 tuổi, trái) chơi đùa trong vườn nhà, cuối tháng 3/2022. Ảnh: Gia đình cung cấp.

“Tôi rờ khắp người con, chỗ đâu cũng thấy hạch. Con kêu đau tay, đau chân, thi thoảng lại sốt”, chị Thức nói. Đầu năm 2019, chị gửi con út vừa sinh cho bà ngoại, hai vợ chồng đưa Kim Anh đi viện huyện, tỉnh rồi bệnh viện Nhi Trung ương. Hôm ở Hà Nội. bác sĩ gọi riêng anh Hải vào phòng. Trời đất như đổ sụp khi biết con bị ung thư máu, nhưng lo vợ đổ bệnh theo, anh giấu chị.

Hai tháng sau đó, tình cờ đọc hóa đơn tiền thuốc, người mẹ dân tộc Thái mới biết Kim Anh mắc bệnh gì. “Tôi chỉ biết lúc đó chân đi không vững”, chị mô tả đơn giản. Bà nội, bà ngoại đều đã ngoài 70. Không thể gửi con mãi, chị đành để chồng ở lại còn mình về chăm hai đứa nhỏ.

Kim Anh không biết bệnh của nó. Thấy các bạn nằm cùng phòng bệnh cũng trọc đầu như mình, cô bé không có ai để so sánh. Những lúc chọc kim lấy tủy xét nghiệm, đau, em khóc không thành tiếng. Mỗi lần truyền hóa chất, bé nôn thốc tháo. Người cha thợ xây chỉ biết lấy bàn tay thô ráp, vỗ nhẹ vào lưng con.

Mỗi lần cơn đau kéo đến, Kim Anh thường ngước đôi mắt đờ đẫn hỏi: “Bao giờ con mới hết bệnh để không phải đến viện nữa bố”. Anh Hải bảo đó là câu hỏi khó nhất trên đời, khi biết đáp án mà chẳng thể trả lời con.

Kim Anh đi viện được hưởng bảo hiểm 100%, nhưng tiền ăn uống, sinh hoạt tiền thuốc ngoài bảo hiểm trong những ngày con điều trị khiến khoản nợ của hai vợ chồng ngày càng dày thêm. Túng thiếu lại không quen ngồi không, anh vừa chăm con vừa cố tìm việc làm thuê. Nhưng Covid bùng phát, không dễ để anh ra vào cổng viện, chưa nói đến tìm một công việc.

“Sáu tháng đầu họ hàng giúp đỡ, nhưng nay phải vay mượn khiến nợ chồng lên nợ”, anh kể.

Anh Hải bên con gái 8 tuổi, trưa 25/3. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Anh Hải bên con gái 8 tuổi, trưa 25/3. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Để có thêm chút thu nhập, mỗi lần con gái về nhà, ngoài đi làm thợ ban ngày, anh Hải đi bốc vác ban đêm. Ca làm việc từ 8h khuya đến nửa đêm được khoảng vài trăm nghìn đồng. Chị Thức cũng lên mạng tập bán hàng online, bên cạnh làm thuê.

Ông Nguyễn Đức Mạnh, trưởng bản Yên Thi cho biết, vợ chồng anh Hải vốn chăm chỉ làm ăn, nhưng vì con ốm mới lâm cảnh túng thiếu. “Mấy năm nay, ở địa phương có đợt hỗ trợ nào chúng tôi cũng lưu tâm gia đình anh ấy đầu tiên. Thế nhưng vì điều kiện kinh tế địa phương, đa phần các tổ chức chỉ động viên tinh thần, có thăm hỏi, giúp đỡ cũng chỉ vài trăm nghìn”, ông Mạnh nói. Từ năm 2021, gia đình anh Hải là một trong 21 hộ nghèo ở bản.

Cũng vì bận mưu sinh, vợ chồng chị Thức chẳng có thời gian dạy Kim Anh học. Ở viện, bé tham gia lớp học tình thương tuần một buổi. Cứ mỗi lần hết đợt điều trị viện về nhà, Kim Anh đòi bố đèo đến lớp.

Đi được hai hôm, cô bé về khóc với bố mẹ: “Các bạn biết đọc chữ hết rồi. Còn con không biết đọc”, rồi ở nhà luôn. Kim Anh năm nay lên lớp hai, nhưng hiện mới thuộc bảng chữ cái. “Đến lúc khỏe lại, tóc dài ra, con sẽ đi học cùng em cũng được”, Kim Anh nói với bố mẹ, như tự an ủi mình.

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của quý vị là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Mời xem thông tin về chương trình tại đây.

Phạm Nga

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

5 trường học ở Gò Nổi được sơn sửa, tặng thư viện điện tử

Ánh sáng học đường

5 trường học ở Gò Nổi được sơn sửa, tặng thư viện điện tử

Quảng Nam – Quỹ Hy Vọng hỗ trợ sơn sửa lớp học, nhà vệ sinh và trao thư viện điện tử cho 5 trường ở vùng Gò Nổi, thị xã Điện Bàn, ngày 28/6. Trong đó, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Trường Mẫu giáo…

Hy vọng mong manh trong những căn nhà dọa sập

Ánh sáng học đường

Hy vọng mong manh trong những căn nhà dọa sập

Hà Tĩnh – Cột kèo mối mọt, mái thủng, vách nứt khiến hai gia đình nghèo sống trong bất an suốt hàng chục năm, chỉ mong có nơi ở vững chãi để bám trụ và lo cho con cái. Giữa tháng 6, nắng chói chang,…

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Vệ sinh học đường

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Tại nhiều điểm trường vùng cao, những công trình vệ sinh tạm bợ, xuống cấp và mất an toàn không còn là chuyện hiếm. Các em học sinh – những đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển thể chất và hình thành nhân cách…

Xây phòng lớp mới cho học sinh miền núi Quảng Nam

Ánh sáng học đường

Xây phòng lớp mới cho học sinh miền núi Quảng Nam

Ngày 18/6, Trường Mẫu giáo Chánh Công khởi công hai công trình tại thôn 2 và thôn 5, do UNIQLO Việt Nam và Chứng khoán Nhất Việt tài trợ thông qua Quỹ Hy Vọng. Tại điểm trường thôn 5, Quỹ Hy Vọng lập dự án…

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Tết Hy vọng

Kai Đinh truyền cảm hứng cho học sinh Trường Hy Vọng

Đà Nẵng – Nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh, nhà báo Đinh Đức Hoàng, BTV Đào Xuyên kể chuyện trải nghiệm chính đời mình để chuyền cảm hứng về tương lai. Cuối tuần vừa qua, nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh có mặt tại Trường…

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son giao lưu với học sinh Trường Hy Vọng

Tết Hy vọng

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son giao lưu với học sinh Trường Hy Vọng

Đà Nẵng – Cầu thủ Nguyễn Xuân Son dự lễ trưởng thành của học sinh Trường Hy Vọng, ký tặng bóng và cùng các em ăn bữa cơm nội trú. Chiều 14/6, cầu thủ Nguyễn Xuân Son có mặt tại hội trường tòa nhà FPT…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật