Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Ánh sáng học đường
  • Tin tức
Thứ hai, 22/5/2023 | 08:46 GMT+7

Bà 72 tuổi đi làm thuê nuôi cháu ăn học

PHÚ YÊN- Nuôi H’Ngọc Lan từ lúc một tuổi, đến nay bà H’Chắc (72 tuổi) đứng trước cảnh không thể lao động để lo cho cháu trước căn bệnh đau chân kéo dài

Ngày đầu tháng 5, cô Võ Thị Nguyệt Thu, hiệu trưởng trường mầm non xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa), như thường lệ vẫn vẫn chuẩn bị một thùng mì tôm, một ít thực phẩm mang qua cho em H’Ngọc Lan (4 tuổi) ở thôn Nguyên Xuân. Nghe tiếng cô giáo gọi, em Lan cùng bà nội chạy ra, vui vẻ nhận phần quà và không quên lời cảm ơn.

Năm 2019, khi Lan được hơn một tuổi, bố mẹ em nảy sinh mâu thuẫn nên hai người bỏ nhau. Mẹ của Lan, vì cuộc sống gia đình thời điểm đó quá cơ cực, không chịu được áp lực nên bỏ đi, đến nay vẫn “bặt vô âm tín”. Bố bé suốt ngày đắm chìm trong rượu nên không thể chăm sóc được Lan. Thương cháu, bà H’Chắc đưa cháu về nuôi cho tới tận bây giờ.

Căn nhà rộng khoảng 17 m2 là nơi sinh sống của hai bà cháu. Ảnh: Bùi Toàn
Căn nhà rộng khoảng 17 m2 là nơi sinh sống của hai bà cháu. Ảnh: Bùi Toàn

Dù cuộc sống vất vả và bệnh tật thường xuyên, nhưng bà H’Chắc vẫn đi làm cỏ, chặt mía thuê để kiếm thêm thu nhập, có lúc thiếu thốn, bà nói “ai nhờ gì bà đều làm hết”. Bà kể, những ngày đi làm thuê có ngày kiếm được 20.000-30.000 đồng, lúc người ta thương thì cũng có thể kiếm được 50.000 đồng. Số tiền đó cũng đủ cho hai bà cháu mua một ít gạo, trứng để ăn qua bữa.

Năm ngoái, chân bà bắt đầu đau nhức, đi lại khó khăn, bà không thể lao động như trước, có tháng hoàn toàn sống vào sự giúp đỡ của hàng xóm. Cuộc sống chỉ dựa vào đám rau sau nhà. Thi thoảng có mạnh thường quân, các đơn vị thiện nguyện đến hỗ trợ nên có lúc bà cũng tiết kiệm được ít tiền mỗi tháng, số tiền này để dành cho việc học của cháu gái.

“Bà cũng gắng gom góp để bé Lan được học đến nơi đến chốn, không biết có lo được cho cháu đến lúc trưởng thành không nữa”, bà Chắc lo lắng nói. Đến nay, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cho em Lan đi học mầm non. Nhiều cô giáo cũng hỗ trợ trong việc đóng học phí, để em có thể đến trường.

Bà HChắc và bé HNgọc Lan. Ảnh: Bùi Toàn
Bà H’Chắc và bé H’Ngọc Lan. Ảnh: Bùi Toàn

Nhiều năm qua, bà Lan và cháu sống trong căn nhà nhà được chắp vá tạm bợ bằng ván gỗ cũ, rộng khoảng hơn 17 m2, nhiều chỗ bị mục nát. Bên trong nhà chỉ có một khu bếp nhỏ được xếp sơ sài. Vật dụng giá trị nhất trong nhà của bà Chắc là một chiếc bóng đèn và giường sắt được hàng xóm cho vài tháng trước. Những ngày mưa gió, hai bà cháu thường qua nhà hàng xóm trú tạm vì dột và nhiều chỗ hư hỏng nặng.

Từ ngày bà H’Chắc đau chân, bà không thể đưa cháu đi học được nữa. Bé Lan phải đi học nhờ xe của hàng xóm mỗi ngày. Bà cho biết may mắn là từ nhà đến trường khoảng hơn 5 km nên việc đến trường của cháu mới đỡ vất vả hơn phần nào.

“Lan được các thầy cô trên trường đánh giá là ngoan ngoãn, biết vâng lời. Dù sống với bà nội nhưng em chưa một lần khóc đòi bố mẹ nên tôi cũng rất yên tâm”, bà H’Chắc cho hay.

Ông Ma Nghĩa, Chủ tịch thôn Nguyên Xuân, xã Sơn Nguyên, cho biết thôn là một trong những khu vực khó khăn của địa phương. Tại thôn có 217 hộ, người dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%, phần lớn đều làm nông nghiệp như trồng mía, sắn.

“Gia đình bà H’Chắc là một trong những hộ khó khăn nhất trong thôn. Dù có con nhưng bà sống một mình trong thời gian dài, con cái không thể nhờ vả được. Nay bà càng già yếu, không thể lao động được nhiều. Ước mong duy nhất của bà là mong cháu gái có sách vở để học tập trong thời gian tới”, ông Nghĩa nói.

Bùi Toàn

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Giấc mơ của người mẹ có con chưa từng được đi học

Mặt trời Hy vọng

Giấc mơ của người mẹ có con chưa từng được đi học

Tháng 9 tới, bé Minh Thiện sẽ tròn 6 tuổi và mẹ em, người làm nghề cạo gừng đã quyết tâm sẽ cho con lần đầu được tới lớp. Dọc theo dòng kênh Chợ Gạo ở ấp Bình Thọ Đông, xã Bình Phan, người dân…

‘Chiến binh’ 5 tuổi chống chọi với ung thư

Mặt trời Hy vọng

‘Chiến binh’ 5 tuổi chống chọi với ung thư

Ngô Bảo Anh, 5 tuổi, ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, dù đã ghép tế bào gốc song ung thư tái phát, hàng tháng phải truyền hóa chất giảm nhẹ. Sau ca ghép tế bào gốc hồi tháng 8/2024, bé…

Tình yêu dành cho mẹ của cậu bé ung thư

Mặt trời Hy vọng

Tình yêu dành cho mẹ của cậu bé ung thư

Ngày biết mình mắc ung thư, Tuấn Khôi, 13 tuổi, ở huyện Cai Lậy, ôm mẹ khóc nức nở, nói mình có lỗi vì chưa kịp báo hiếu đã đổ bệnh. “Mồ côi cha từ bé, nhà lại nghèo, thằng nhỏ luôn suy nghĩ như…

Nỗi đau người mẹ M’nông chăm con ung thư

Mặt trời Hy vọng

Nỗi đau người mẹ M’nông chăm con ung thư

13h, H Đinh Hdruê ăn vội bữa cơm trưa rồi đón xe ôm đi 30 km đến Bệnh viện Nhi đồng 2 để kịp giờ con trai truyền thuốc. Ở tháng thứ 7 thai kỳ, thắt lưng H Đinh đau và tê cứng nhưng cứ…

Hành trình cứu con của vợ chồng nghèo Thái Bình

Mặt trời Hy vọng

Hành trình cứu con của vợ chồng nghèo Thái Bình

Gần bốn năm vợ chồng chị Lan tìm người hiến gan cứu con gái 5 tuổi, ca phẫu thuật hồi tháng 3/2024 chỉ thành hiện thực nhờ tấm lòng của người chú họ. “Từ lúc biết con cần ghép gan đến khi tìm được người…

‘Mặt trời Hy vọng’ hướng tới hỗ trợ điều trị cho 1.000 bệnh nhi

Mặt trời Hy vọng

‘Mặt trời Hy vọng’ hướng tới hỗ trợ điều trị cho 1.000 bệnh nhi

Mở rộng loại bệnh hỗ trợ và nâng độ tuổi nhận tài trợ, chương trình Mặt trời Hy vọng mong muốn giảm gánh nặng tài chính điều trị cho 1.000 bệnh nhân. Lê Ngọc Vân, 13 tuổi, quê Bắc Giang, 7 năm bị suy thận,…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật