Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Ánh sáng học đường
  • Tin tức
Thứ tư, 13/6/2018 | 15:03 GMT+7

Bốn lần xây trường trên dãy núi sạt lở Quảng Nam

Sau nhiều lần di chuyển và dựng trường tạm, học trò tại xã Trà Vân, huyện Nam Trà My vẫn đang khao khát một ngôi trường mới.

Tháng 11/2017, ảnh hưởng của hoàn lưu bão Damrey, huyện miền núi Nam Trà My hứng chịu đợt mưa lớn kéo dài. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, ách tắc, nhà cửa bị đất đá vùi lấp. Nóc ông Tuân, xã Trà Vân, nằm trên dãy Trường Sơn bị cả quả đồi ập xuống chôn vùi sáu căn nhà dưới đất đá, cướp đi sinh mạng của bốn người.

https://v.vnecdn.net/vnexpress/video/web/mp4/2018/06/13/bon-lan-xay-truong-tren-vung-nui-sat-lo-quang-nam-1528868298.mp4

Riêng điểm trường nóc ông Tuân, thuộc Trường tiểu học Trà Vân, ngọn núi phía sau trường nứt toác, nguy cơ đổ xuống đầu thầy và trò bất cứ lúc nào. Ngôi trường làm bằng gỗ kiên cố do nhà nước đầu tư khi đó là nơi học tập của hơn 60 học sinh tiểu học và mẫu giáo.

Tai họa đi qua, chính quyền huyện di dời 150 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở đến Khe Chữ, cách làng cũ khoảng 3 km. Nhà cửa và trường cũ phải bỏ lại dưới chân núi. Ở Khe Chữ, người dân dựng lại nhà, gây dựng lại sinh kế từ mảnh đất trống.

Ngày đến vùng đất mới, giữa đại công trường tái thiết, ngôi trường thứ hai cho các em ra đời: một nhà kho của công nhân đang thi công đường Đông Trường Sơn được cải tạo thành lớp học cho bọn trẻ.

Nhà kho của công nhân thi công đường Đông Trường Sơn được cải tạo thành lớp học cho học sinh tiểu học và mẫu giáo. Ảnh: Đắc Thành.

Nhà kho của công nhân thi công đường Đông Trường Sơn được cải tạo thành lớp học cho học sinh. Ảnh: Đắc Thành.

“Ngôi trường” thứ hai chỉ rộng chừng 30 m2, xung quanh được quây bằng tôn, bàn ghế là những tấm ván. Do bàn cao, người thấp, những đứa trẻ lớp 1-2 phải đứng lên mới viết được.

“Địa hình miền núi xa xôi nên việc xây dựng rất đắt đỏ, trong khi nguồn lực của địa phương có hạn”, phó chủ tịch huyện Nam Trà My, ông Trần Văn Mẫn nói. Ông đồng thời chia sẻ đang vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ để sớm xây một điểm trường tại Khe Chữ.

Ra Tết năm 2018, theo lời kêu gọi của huyện, một nhóm tình nguyện đưa sắt, tôn và bạt lên dựng ngôi trường lần thứ ba cho Trà Vân. Nơi học tập tươm tất hơn so với nhà kho cũ, nhưng cũng chỉ là một công trình tạm, được dựng khung bằng sắt, quây bạt nylon và lợp mái tôn. Ngôi trường đó mùa khô nắng nóng, mùa mưa lạnh buốt.

Ngôi trường tạm bợ thứ 3 học sinh đang học được dựng bằng tôn, khung sắt và bạt. Ảnh: Đắc Thành.

Ngôi trường tạm bợ thứ 3 học sinh đang học được dựng bằng tôn, khung sắt và bạt. Ảnh: Đắc Thành.

Ngôi trường thứ ba có thêm không gian cho các em ở lại buổi trưa. Bữa ăn do các đoàn từ thiện đóng góp. Đến bữa thầy cô cắt cử người nấu và ăn ngủ tại đây để giúp cho cha mẹ chúng có thời gian đi nương, lên rẫy.

“Bữa trưa này với nhiều bạn nhỏ là bữa có thịt duy nhất trong ngày”, thầy Khánh, một trong hai thầy cô phụ trách điểm trường Khe Chữ, tâm sự.

Nửa năm sau khi cơn lũ qua đi, đồng bào người Ca Dong ở Khe Chữ vẫn phải vật lộn từng ngày trong việc gầy dựng lại tài sản và vượt qua nỗi đau mất mát người thân. Khắp vùng Khe Chữ vẫn là một công trường lớn, nơi đồng bào đang dùng gỗ, tôn, dựng lại từng nóc nhà, kho lúa, san đường đi.

Anh Hồ Văn Tràng, một người dân làng Khe Chữ, chia sẻ từ khi sạt lở nhà nước cũng đã quan tâm nhiều, tuy nhiên ngôi trường được dựng lên tạm bợ khiến đồng bào không thể yên tâm làm lại cuộc sống.

“Con đi học, phụ huynh đi làm nhưng luôn thấy lo sợ. Chúng tôi luôn nhớ đến con vì trường học chưa ổn định”, anh Tràng nói.

Tuy nhiên Nam Trà My là một trong những huyện nghèo nhất nước, việc bố trí vốn xây một ngôi trường rất khó khăn. Huyện gửi đề xuất đến Quỹ Hy vọng – Báo VnExpress xin hỗ trợ kinh phí 1,7 tỷ đồng xây mới trường.

Tháng 4/2018, Quỹ Hy vọng thống nhất với chính quyền Nam Trà My về việc xây dựng một ngôi trường kiên cố tại Khe Chữ. Qua khảo sát, số vốn tăng lên gấp đôi.

Làng Khe Chữ hiện nằm ở con đường cụt của huyện, giáp ranh với Quảng Ngãi, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) chưa phát triển. Tuy nhiên trong tương lai, đường Đông Trường Sơn đi qua làng, đây trở thành ngã ba – một vùng trung tâm của huyện. Dân cư đông đúc kéo theo học sinh sẽ tăng lên. Nhận thấy điều này, Quỹ Hy vọng thay đổi phương án ban đầu của chính quyền đề xuất.

Học sinh cùng lãnh đạo huyện Nam Trà My và Quỹ hy vọng khởi công trường Khe Chữ. Ảnh: Đắc Thành.

Học sinh cùng lãnh đạo huyện Nam Trà My và Quỹ hy vọng khởi công trường Khe Chữ. Ảnh: Đắc Thành.

Ngày 12/6 trường Khe Chữ được khởi công. Ngôi trường có tổng diện tích mặt sàn 289 m2, trong đó có hai phòng học tiểu học; một phòng học mẫu giáo; một phòng công vụ giáo viên; một phòng nghỉ mệt; khu vệ sinh cho học sinh chung có hai phòng; một phòng vệ sinh giáo viên và một phòng vệ sinh mẫu giáo.

Ngôi trường theo thiết kế còn nhà ăn, bếp ăn học sinh diện tích 94,5 m2; tường rào cổng ngõ, mái che, sân bê tông 610 m2.

Theo anh Tràng, ngôi trường hoàn thành, con cái học tập trong nhà kiên cố, buổi trưa ăn nghỉ được thầy cô chăm sóc nên yên tâm đi làm. “Dân cư ở đây mong muốn xây dựng xong trong ba tháng hè, để con em được học trong năm học mới”.

Trường Khe Chữ mới dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9/2018, trùng với thời điểm bắt đầu năm học mới. Ngôi trường được dựng lại lần này cũng là công trình bê tông cốt thép đầu tiên giữa vùng dân cư Khe Chữ.

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Nỗi đau người bố đơn thân

Mặt trời Hy vọng

Nỗi đau người bố đơn thân

Đồng Nai – Nửa năm sau khi vợ bỏ đi, anh Đinh Duy Lương, 51 tuổi, như gục ngã lần nữa khi hay tin con bị ung thư máu. “Lòng tôi quặn thắt mỗi lần nhìn con khóc ngằn ngặt”, anh nói. Anh Lương làm…

Cậu bé 14 tuổi chống chọi ung thư thận

Mặt trời Hy vọng

Cậu bé 14 tuổi chống chọi ung thư thận

Nghệ An – Nguyễn Đình Thưởng, 14 tuổi, ung thư thận, tưởng chừng bỏ cuộc mặc cho số phận bởi gia cảnh khó khăn thì được chương trình Mặt trời Hy vọng (Quỹ Hy vọng – VnExpress) hỗ trợ chi phí điều trị phục hồi…

Biến cố gia đình người đàn ông tai biến ở tuổi 40

Mặt trời Hy vọng

Biến cố gia đình người đàn ông tai biến ở tuổi 40

Đăk Lăk – Ba năm trước, anh Hùng, trụ cột duy nhất của gia đình, đột ngột bị tai biến liệt nửa người. Chiều cuối tháng 6, trong căn nhà tạm lợp tôn ở tổ 30, khu phố Bạch Đằng, anh Hùng lóng ngóng bê…

Xây mới 12 cầu Hy Vọng

Nâng bước em tới trường

Xây mới 12 cầu Hy Vọng

Sáu tháng đầu năm, Quỹ Hy Vọng đã khởi công thêm 12 cây cầu bê tông và khánh thành bàn giao 25 cầu tại Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng và Sơn La. Ngày 27/6, Cầu Hy Vọng 412 (cầu Rạch Sung) được…

Đường trở thành ông chủ của cậu bé nơi xó chợ

Mặt trời Hy vọng

Đường trở thành ông chủ của cậu bé nơi xó chợ

Hà Nội – Với nhiều người tuổi thơ là miền ký ức đẹp còn với anh Quang – người đứng sau 13 khách sạn trải khắp Việt Nam – đó là năm tháng tủi cực nhất cuộc đời. Chợ Châu Long, Hà Nội đầu những…

233 bệnh nhi khó khăn được hỗ trợ chi phí điều trị

Mặt trời Hy vọng

233 bệnh nhi khó khăn được hỗ trợ chi phí điều trị

Nửa đầu năm, Quỹ Hy vọng đã hỗ trợ hơn 6,5 tỷ đồng chi phí điều trị cho các bệnh nhi khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo. Một trong số đó là bé Nguyễn Chánh Gia Bảo, 11 tuổi, mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật