Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Tết Hy vọng
  • Tin tức
Thứ ba, 24/12/2019 | 12:56 GMT+7

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

LẠNG SƠN – Bốn mươi năm sau khi cầm súng bảo vệ biên giới phía Bắc, người dân Thanh Lòa vẫn đang vật lộn để đủ ăn.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nằm sát biên giới với Trung Quốc. Hơn 1.700 nhân khẩu ở đây chủ yếu là đồng bào Tày, Nùng, sống dựa vào ngót 100 hecta đất ruộng cằn rải rác dưới những chân núi.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Thiếu nguồn nước, địa hình khó canh tác, mỗi năm dân Thanh Lòa chỉ gieo trên dưới 80 ha cây lương thực. Năng suất lúa trung bình ở Thanh Lòa chưa đầy 2,5 tấn mỗi hecta, bằng một nửa năng suất trung bình cả nước.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Người Thanh Lòa có thời tưởng đã tìm ra kế thoát nghèo nhờ cây hồng đặc sản. Nhưng năm năm trước, những cây hồng bỗng rụng trơ cành ngay trước ngày thu hoạch. Chính quyền đã đưa các nhà khoa học về, nhưng chưa tìm được nguyên nhân.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Ông Lương Văn Sliến bên những gốc hồng. Ông Sliến thuộc thế hệ những người đã cầm súng bảo vệ biên cương tháng 2 năm 1979. Chàng dân quân người Nùng đã lên núi cắm chông từ năm 1978, khi thái độ của láng giềng thay đổi, cầm súng trường chiến đấu trên những điểm cao năm 1979, rồi dựng lại nhà, trồng lại vườn những năm 1980 – khi đạn pháo vẫn lác đác từ phía Bắc.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Cũng như nhiều người cùng thế hệ ở Thanh Lòa, “tài sản” duy nhất của ông Sliến là căn nhà đất dựng từ những năm 1980, thời điểm ông trở về từ nơi sơ tán. Hiện ở Thanh Lòa, vẫn còn 20 hecta đất rừng bị phong tỏa vì bom mìn.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Ông Sliến ở cùng mẹ già trong căn nhà ấy. Đồ đạc trong nhà có vài tấm phản kê cao làm giường. Bữa ăn chính của gia đình là cháo ngô, cơm với rau cải hoặc khoai.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Một căn nhà khác trong thôn Bản Lòa. “Không biết chấm điểm như thế nào”, cán bộ phụ trách phân loại hộ nghèo ở Thanh Lòa tâm sự, “cái gì cũng không có”. Chuẩn nghèo của chính phủ là 700.000 đồng/người/tháng. Trong thôn, những nhà “chịu khó nhất” thì thu nhập khoảng 20 triệu đồng mỗi năm từ việc cạo mủ thông trên núi, chia cho 6 nhân khẩu, chưa được một nửa ngưỡng nghèo.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Ông Lương Văn Diện, bí thư thôn Bản Lòa kể về những cây hồng. “Tháng hai tháng ba ra hoa, sai đầy cành. Tháng năm, sáu khi quả to thì bắt đầu rụng. Có cây còn tự chết khô”. Dân Thanh Lòa đều không biết “đất bị làm sao”.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Người dân quân Vy Viết Trận đã ở lại chiến đấu ngày 17/2/1979, bất chấp lệnh sơ tán của bộ đội. Sau 40 năm, gia đình ông có 8 sào ruộng, vợ chồng già gieo được 3-4 sào mỗi vụ, một phần vì không đủ nước, một phần vì không có sức. Trồng lúa và ngô chỉ đủ nấu cháo, ông Trận không có nguồn thu tiền mặt và tích lũy.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Ông Trận đang bị hành hạ bởi bệnh viêm khớp, người run lên từng chặp khi tiếp khách. Ông tự chữa bằng những nắm cây mật nhân mua với giá vài chục nghìn. Người dân quân Nùng chỉ hoạt bát khi nhắc đến ký ức giữ làng bốn thập niên trước.

Cuộc sống trên những mảnh ruộng cằn nơi biên giới

Một khoảng sân nhà trong thôn Bản Lòa. Rất ít nhà có xe máy, ngay cả gia súc và gia cầm cũng là điều xa xỉ. Nhiều căn nhà đã đóng cửa, hoặc bỏ hoang. Thanh niên trong làng còn sức đều đã tìm đường xuống núi làm việc trong nhà máy.

Tết này, Quỹ Hy vọng Báo VnExpress tổ chức chương trình tặng quà cho 1.100 trẻ em và người có hoàn cảnh khó khăn khắp đất nước, trong đó có 200 hộ nghèo tại xã Thanh Lòa.

Thông tin ủng hộ

Kiều Dương

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Mặt trời Hy vọng

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Hà Nội – Dù đang điều trị ung thư, Trần Đức Vĩnh, 10 tuổi ngày ngày phụ mẹ làm bánh đa nem, thi thoảng lật trang sách Phật với ước nguyện đi tu để hóa độ cho những người mình yêu thương. Mai Anh

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Mặt trời Hy vọng

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Nhận kết quả bị ung thư xương giai đoạn hai ở tuổi 18, Thùy Dung ngồi bất động vài tiếng ở bệnh viện với suy nghĩ sẽ sống tiếp cuộc đời này thế nào. Tháng 11/2024, cô gái quê Nghệ An đang làm thủ tục…

5 trường học ở Gò Nổi được sơn sửa, tặng thư viện điện tử

Ánh sáng học đường

5 trường học ở Gò Nổi được sơn sửa, tặng thư viện điện tử

Quảng Nam – Quỹ Hy Vọng hỗ trợ sơn sửa lớp học, nhà vệ sinh và trao thư viện điện tử cho 5 trường ở vùng Gò Nổi, thị xã Điện Bàn, ngày 28/6. Trong đó, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Trường Mẫu giáo…

Hy vọng mong manh trong những căn nhà dọa sập

Ánh sáng học đường

Hy vọng mong manh trong những căn nhà dọa sập

Hà Tĩnh – Cột kèo mối mọt, mái thủng, vách nứt khiến hai gia đình nghèo sống trong bất an suốt hàng chục năm, chỉ mong có nơi ở vững chãi để bám trụ và lo cho con cái. Giữa tháng 6, nắng chói chang,…

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

Mặt trời Hy vọng

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

TP Huế – Sau gần 10 năm phải truyền máu do bệnh tan máu bẩm sinh, Nguyễn Chánh Gia Bảo, 11 tuổi, hồi phục sau khi ghép tủy từ chị gái hiến tặng. Ngày 23/6, trên chiếc giường nhỏ, bé Bảo lim dim ngủ. Bên…

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Vệ sinh học đường

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Tại nhiều điểm trường vùng cao, những công trình vệ sinh tạm bợ, xuống cấp và mất an toàn không còn là chuyện hiếm. Các em học sinh – những đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển thể chất và hình thành nhân cách…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật