Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Tin tức
Thứ hai, 24/5/2021 | 00:04 GMT+7

Đi chống dịch với ba bộ đồ

Nhận được thư đồng ý của Sở Y tế Bắc Ninh, anh Ma Văn Thoại vội gửi con nhỏ về quê rồi khăn gói 3 bộ quần áo lên đường.

Thoại, 29 tuổi, người dân tộc Tày viết đơn đăng ký xin tham gia chống dịch ngay sau khi Bắc Ninh kêu gọi tình nguyện viên. Nửa ngày sau, anh nhận được thư đồng ý. Anh liền gửi con nhỏ về quê nội ở Sơn Dương (Tuyên Quang) rồi khăn gói 3 bộ quần áo lên đường. “Mình đi chống dịch lại mặc đồ bảo hộ suốt nên không cần cầu kỳ, đủ để thay đổi mỗi ngày là được”, Thoại nói.

Có mặt từ sáng sớm tại điểm cách ly tập trung xã Ngũ Thái, Thuận Thành, Thoại trong bộ đồ bảo hồ kín đang tiếp đón công dân các xã đến. Từ hôm nhận nhiệm vụ, hôm nào Thoại cũng trắng đêm đi chống dịch, ngày đầu tiên thì đến 3h sáng mới được nghỉ ngơi, ăn uống.

Hiện tại, khu cách ly tập trung này có gần 300 công dân, trong đó nhiều trẻ em nên việc chăm sóc của nhóm y tế cũng vất vả hơn. Song, điều Thoại lo lắng nhất là thiết bị chống dịch, đồ bảo hộ y tế còn hạn chế nên phải cân đối. Mọi người phải mặc bộ đồ bảo hộ làm việc dưới nắng nóng 40 độ nhiều giờ, mồ hôi vã ra như tắm nhưng cũng không dám thay đồ ra, ăn uống tranh thủ, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn.

“Lúc tối bà nội gọi điện bảo bao giờ được về, con khóc đòi bố suốt mà mình chưa biết trả lời thế nào. Cán bộ y tế mà, lúc nào cũng “đi trước, về sau”, Thoại tâm sự. “Chỉ khi nào thấy tất cả những người thuộc diện cách ly được về nhà trong tình trạng sức khỏe ổn định, xét nghiệm âm tính thì mình mới có thể nghĩ về niềm vui của bản thân”.

Thoại tranh thủ nghỉ ngơi sau nhiều giờ làm việc, trên người còn nguyên đồ bảo hộ. Ảnh: Cao Tuân
Thoại tranh thủ nghỉ ngơi sau nhiều giờ làm việc, trên người còn nguyên đồ bảo hộ. Ảnh: Cao Tuân

Được mệnh danh là người mạnh mẽ nhất trong đoàn y tế tình nguyện ở Thuận Thành nhưng lần nào nhắc về gia đình, bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt cũng cắn chặt môi, dặn lòng không được khóc. Nhà ở ngay thị trấn Hồ, cách Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành, nơi cô túc trực vài trăm mét nhưng đã hơn mười ngày, Nguyệt chưa được về thăm bố mẹ.

Giống như Thoại, Nguyệt cũng viết đơn tình nguyện xin được lên tuyến đầu chống dịch. Thuận Thành là quê hương cô và cũng là điểm nóng nhất của Bắc Ninh. Tính đến ngày 23/5, huyện này đã có hơn 350 trường hợp dương tính trong tổng số 448 ca bệnh của toàn tỉnh.

Công việc chính của cô là tiếp nhận, truy vết và hỗ trợ nhóm sinh viên tình nguyện trong việc theo dõi sức khoẻ, chăm sóc các trường hợp F1. Ngoài ra, nhân viên y tế còn phải động viên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng trường hợp. “Ví dụ các cháu nhỏ thì ăn cháo, sư thầy thì ăn chay, người có bệnh nền thì chế độ ăn uống riêng để đảm bảo sức khỏe”, Nguyệt nói.

Theo Nguyệt, công việc không khó song phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm rất cao vì tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp F1. Thuận Thành có gần 20 khu cách ly tập trung, chỗ nào khó khăn, đông dân. Mỗi ngày, nhóm của Nguyệt phải chia nhau có mặt từng điểm, triển khai những biện pháp không để bệnh dịch lây lan ra cộng đồng. Công việc truy vết cần sự tỉ mỉ, chính xác cao. Khu vực nào lấy thông tin chưa chuẩn, Nguyệt phải về tận nơi, xác minh lại từ đầu.

Ngồi bệt xuống dưới nền đất nghỉ ngơi, Nguyệt nói: “Trời nắng nóng, cởi trang phục bảo hộ ra thì thoải mái hơn, nhưng bọn em phải chờ xong việc. Một bộ đồ y tế mấy trăm nghìn, tháo ra lại phải bỏ đi, lát có nhóm người đến lại phải dùng bộ mới thì xót lắm”.

Thời tiết nắng nóng, nhiều nhân viên y tế bị kiệt sức, cần hỗ trợ của đồng nghiệp. Ảnh: Thanh Xuân
Thời tiết nắng nóng, nhiều nhân viên y tế bị kiệt sức, cần hỗ trợ của đồng nghiệp. Ảnh: Thanh Xuân

Gần một tháng kể từ ngày bùng phát dịch, Bắc Ninh vẫn là điểm nóng của cả nước buộc các lực lượng chức năng phải “thần tốc truy vết, thần tốc cách ly; thần tốc khoanh vùng”. Nhiều nhân viên y tế kiệt sức, ngất xỉu khi tham gia truy vết, nhiều gia đình có con nhỏ phải gửi về ông bà giữ hộ, tập trung đi chống dịch.

Khi được hỏi chuyện gia đình, Nguyệt kể năm nay đã 33 tuổi, cũng mong sớm ổn định, song dịch bệnh phức tạp nên không biết đến bao giờ còn bố mẹ cứ thấy thêm ca bệnh thì lại sốt ruột gọi điện.

“Những lúc này, tôi phải trấn an, nói chiến thắng dịch bệnh con về nhà, mang thêm cả người yêu”, Nguyệt cười, nói.

Nghe chuyện bác sĩ Nguyệt, Nguyễn Thùy Ngân, 22 tuổi, sinh viên trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, nói với “thế phát cho em một anh người yêu với” làm mọi người cười ồ lên. Gần chục ngày lăn lộn với công việc ở khu cách ly, Ngân mới có giây phút vui vẻ như vậy.

Ngân là một trong số hàng trăm cán bộ y tế, sinh viên tình nguyện tham gia chống dịch ở điểm nóng nhất của Bắc Ninh. Gần một tuần nay, cô liên tục thức đêm lấy mẫu xét nghiệm, “nhiều lúc cảm tưởng như muốn gãy lưng, rụng rời tay chân”. Ước mong lớn nhất của cô là được ngủ. Nhiều lúc mệt mỏi, cô ghép hai cái ghế rồi đặt lưng ngủ ngon lành.

“Ai cũng biết chống dịch vất vả nhưng mình rất tự hào về công việc này. Đại dịch yêu cầu toàn thể các lực lượng phải vào cuộc, nếu không yêu nghề thì không làm được đâu”, Ngân nói.

Nhóm nhân viên y tế nghỉ ngơi sau hàng chục tiếng làm việc. Ảnh: Cao Tuân
Nhóm nhân viên y tế nghỉ ngơi sau hàng chục tiếng làm việc. Ảnh: Cao Tuân

Nghỉ ngơi được 20 phút, đoàn xe của CDC tỉnh đến đón mọi người di chuyển sang khu vực khác để truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm. Không ai bảo ai, tất cả vươn vai đứng dậy, khẩn trương ra xe, tiếp tục hành trình đi săn Covid-19 của mình.

Các thành trì chống Covid-19 trở thành tâm dịch. Quỹ Hy vọng Báo VnExpress kết nối các cá nhân và doanh nghiệp cùng tiếp sức cho tuyến đầu. Xem chi tiết tại đây.

Thùy An – Thúy Quỳnh – Cao Tuân

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Mặt trời Hy vọng

Ước mơ xuất gia của cậu bé 10 tuổi

Hà Nội – Dù đang điều trị ung thư, Trần Đức Vĩnh, 10 tuổi ngày ngày phụ mẹ làm bánh đa nem, thi thoảng lật trang sách Phật với ước nguyện đi tu để hóa độ cho những người mình yêu thương. Mai Anh

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Mặt trời Hy vọng

Cú sốc của những người trẻ mắc ung thư

Nhận kết quả bị ung thư xương giai đoạn hai ở tuổi 18, Thùy Dung ngồi bất động vài tiếng ở bệnh viện với suy nghĩ sẽ sống tiếp cuộc đời này thế nào. Tháng 11/2024, cô gái quê Nghệ An đang làm thủ tục…

5 trường học ở Gò Nổi được sơn sửa, tặng thư viện điện tử

Ánh sáng học đường

5 trường học ở Gò Nổi được sơn sửa, tặng thư viện điện tử

Quảng Nam – Quỹ Hy Vọng hỗ trợ sơn sửa lớp học, nhà vệ sinh và trao thư viện điện tử cho 5 trường ở vùng Gò Nổi, thị xã Điện Bàn, ngày 28/6. Trong đó, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Trường Mẫu giáo…

Hy vọng mong manh trong những căn nhà dọa sập

Ánh sáng học đường

Hy vọng mong manh trong những căn nhà dọa sập

Hà Tĩnh – Cột kèo mối mọt, mái thủng, vách nứt khiến hai gia đình nghèo sống trong bất an suốt hàng chục năm, chỉ mong có nơi ở vững chãi để bám trụ và lo cho con cái. Giữa tháng 6, nắng chói chang,…

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

Mặt trời Hy vọng

Bé trai khỏi bệnh tan máu nhờ ghép tủy của chị gái

TP Huế – Sau gần 10 năm phải truyền máu do bệnh tan máu bẩm sinh, Nguyễn Chánh Gia Bảo, 11 tuổi, hồi phục sau khi ghép tủy từ chị gái hiến tặng. Ngày 23/6, trên chiếc giường nhỏ, bé Bảo lim dim ngủ. Bên…

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Vệ sinh học đường

Loại bỏ nỗi sợ nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao Lào Cai

Tại nhiều điểm trường vùng cao, những công trình vệ sinh tạm bợ, xuống cấp và mất an toàn không còn là chuyện hiếm. Các em học sinh – những đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển thể chất và hình thành nhân cách…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật