ĐIỆN BIÊNQuỹ Hy vọng đưa vào sử dụng 29 nhà vệ sinh trường học ở huyện Mường Nhé, cải thiện điều kiện vệ sinh cho gần 3.000 học sinh, giáo viên.
Chiều 24/2, lễ bàn giao công trình trong dự án Vệ sinh học đường huyện Mường Nhé được tổ chức tại trường Tiểu học Nậm Vì, xã Nậm Vì. Nhà vệ sinh ở điểm trường này là một trong những công trình lớn nhất trong dự án, gồm 2 dãy nhà, mỗi dãy 12 khoang vệ sinh nam – nữ, đáp ứng nhu cầu cho gần 450 học sinh và giáo viên của nhà trường.
Tùy số lượng học sinh, công trình ở mỗi điểm trường được điều chỉnh quy mô 4 – 12 khoang, đáp ứng các tiêu chuẩn nhà vệ sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công suất phục vụ, trang thiết bị, khu vực nam – nữ riêng, bồn rửa tay…
Nhà vệ sinh ở điểm trường Nậm Vì, huyện Mường Nhé, Điện Biên sau khi xây mới. Ảnh: Minh Đức.
Bà Trương Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hy Vọng, cho rằng cơ sở vật chất, tài chính để xây dựng không quá khó khăn. Cái khó là sau khi công trình được xây, cần giữ gìn sạch sẽ lâu dài. Trẻ cần được thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, giữ gìn công trình công cộng. Điều kiện vận hành về nước, xà phòng, giữ gìn thiết bị lâu dài là cái khó với các trường miền núi.
“Dự án sẽ không dừng ở vài chục nhà vệ sinh mà chúng tôi mong muốn xa hơn, là có thể xây hàng trăm, hàng nghìn nhà vệ sinh học đường đạt chuẩn cho trẻ em, học sinh các nơi, để xóa bỏ nhà vệ sinh xuống cấp, không an toàn, tạm bợ”, bà Thanh chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Úy – Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé cho biết 100% xã ở đây thuộc diện đặc biệt khó khăn, cứ 10 hộ có 6 hộ nghèo. Hiện Mường Nhé còn rất nhiều điểm trường chưa có nhà vệ sinh. Hàng năm các thầy cô đều phải dựng tạm nhà vệ sinh để học sinh sử dụng. “Do đó, dự án 29 nhà vệ sinh là phần quà có ý nghĩa lớn với địa phương. Những công trình khang trang, sạch đẹp sẽ góp phần quan trọng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh tại các điểm trường, giúp các em học sinh vùng sâu, vùng xa có môi trường học tập tốt hơn”, ông Úy chia sẻ.
Dự án Vệ sinh học đường tại Mường Nhé có tổng mức đầu tư xây dựng 3,7 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Hy vọng tài trợ 3,1 tỷ đồng với sự chung tay của Tập đoàn FPT, độc giả báo VnEpress cùng một số nhà tài trợ khác. Phần còn lại do địa phương đối ứng.
Trước đó, Quỹ Hy vọng cũng triển khai dự án Vệ sinh học đường tại huyện Vân Hồ, Sơn La với 20 công trình được hoàn thành vào tháng 10/2022, giúp cải thiện điều kiện vệ sinh cho 4.000 học sinh và giáo viên. Bên cạnh tài trợ xây dựng, dự án chú trọng truyền thông, hướng dẫn về vệ sinh, bảo quản công trình thông qua các bảng nội quy, thông tin được lắp đặt trong và ngoài công trình.
Từ nhà trường, dự án mong muốn tác động thay đổi thói quen vệ sinh đến gia đình và cộng đồng xung quanh. Việc thay đổi thói quen sống và vệ sinh cũng sẽ góp phần giúp các em hoà nhập vào cuộc sống ở các đô thị, nơi các em chuyển đến sống và làm việc sau này.
Để chung tay cùng quỹ Hy vọng xây mới nhà vệ sinh cho các em học sinh vùng cao, độc giả có thể tìm hiểu tại đây.
Vy An
Hà Nội – Dù đang điều trị ung thư, Trần Đức Vĩnh, 10 tuổi ngày ngày phụ mẹ làm bánh đa nem, thi thoảng lật trang sách Phật với ước nguyện đi tu để hóa độ cho những người mình yêu thương. Mai Anh
Nhận kết quả bị ung thư xương giai đoạn hai ở tuổi 18, Thùy Dung ngồi bất động vài tiếng ở bệnh viện với suy nghĩ sẽ sống tiếp cuộc đời này thế nào. Tháng 11/2024, cô gái quê Nghệ An đang làm thủ tục…
Quảng Nam – Quỹ Hy Vọng hỗ trợ sơn sửa lớp học, nhà vệ sinh và trao thư viện điện tử cho 5 trường ở vùng Gò Nổi, thị xã Điện Bàn, ngày 28/6. Trong đó, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Trường Mẫu giáo…
Hà Tĩnh – Cột kèo mối mọt, mái thủng, vách nứt khiến hai gia đình nghèo sống trong bất an suốt hàng chục năm, chỉ mong có nơi ở vững chãi để bám trụ và lo cho con cái. Giữa tháng 6, nắng chói chang,…
TP Huế – Sau gần 10 năm phải truyền máu do bệnh tan máu bẩm sinh, Nguyễn Chánh Gia Bảo, 11 tuổi, hồi phục sau khi ghép tủy từ chị gái hiến tặng. Ngày 23/6, trên chiếc giường nhỏ, bé Bảo lim dim ngủ. Bên…
TP Huế – Hơn 20 năm cầm kéo làm thợ cắt tóc nhưng mong ước lớn nhất của chị Phan Thị Điệp là được tự tay cắt tóc cho các con đến hết đời. Mong ước đó của người phụ nữ 45 tuổi ở thôn…