Ánh sáng học đường

Chương trình hướng tới xây thêm trường mới, trang bị sách vở và giáo cụ cho những vùng khó khăn và trao học bổng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt trên cả nước.

Ủng hộ

Đơn vị tài trợ

Việc chúng tôi làm

- Thực hiện các chương trình cứu trợ nhân đạo đến các đối tượng có nguy cơ rơi vào tình trạng cực đoan: những nạn nhân của thiên tai, người khuyết tật, các cộng đồng yếu thế…

- Trang bị hạ tầng phục vụ cho phát triển tại các vùng khó khăn, gia tăng cơ hội tiếp cận với nguồn vốn.

Xem thêm
Thứ hai, 31/10/2022 | 08:56 GMT+7

Lớp lán tạm ở vùng cao biên giới

Thiếu lớp, thầy cô ở xã Huổi Lếch lấy tre nứa trên rừng đưa về trường, thay nhau chẻ, dựng cột, rồi quây dựng thành phòng học.

Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lếch (xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé) nằm cách trung tâm huyện 39 km.
Năm học 2022-2023, trường vừa tiếp nhận thêm điểm trường bản Pa Tết từ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Lượng học sinh đông, thiếu phòng học nên lớp học tạm lại được dựng lên để đảm bảo học sinh được tới lớp.
Lớp học lán lá mới được dựng bên khe suối cạn, diện tích hơn 20 mét vuông, làm hoàn toàn bằng tre nứa. Đây là lớp 2A1, với hơn 24 học sinh. Phần mái của lớp được làm bằng bạt, phủ hai lớp để nắng không làm mủn, tuy nhiên mưa to nước sẽ hắt vào.
Theo thầy Hà Trung Thành, lớp học được các thầy cô giáo thi công trong hai ngày. Tre nứa được lấy trên rừng, khi đưa về trường, thầy cô thay nhau chẻ, dựng cột rồi tiến hành quây dựng. “Mùa hè còn khắc phục được, nhưng thời gian tới vào mùa đông trên huyện vùng cao này thời tiết khắc nghiệt, gió lạnh, rét buốt sẽ gây nhiều khó khăn”, thầy Thành nói.
Ngoài lớp tạm này, nhà trường còn tận dụng nhà ăn của trường làm lớp học và mượn địa điểm nhà văn hóa thôn Nậm Mỳ để làm chỗ học cho gần 80 học sinh.
Học sinh ở đây hầu hết là đồng bào Mông sinh sống trong bản.
“Những năm trước, trường trung tâm vẫn đủ lớp học, nhưng do năm nay đón thêm 38 học sinh về học bán trú. Số lượng sinh của các lớp tăng. Toàn trường năm trước 18 lớp, năm nay 22 lớp”, cô Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó hiệu trưởng cho biết.
Những ngày nắng học sinh có thể thoải mái sinh hoạt, nhưng ngày mưa nước chảy ngập phần nền đất. Thầy cô phải đào rãnh để thoát nước.
Học sinh lớp 2 có số lượng ít và hầu hết ở gần trường, xa nhất khoảng 4 km. Hàng ngày các em học hai ca, sáng 7h vào lớp, chiều từ 14h.
Dù phải học ở lớp lán, các học sinh vẫn rất chăm chú.
Giờ học buổi sáng kết thúc, lớp học trở thành nhà ăn.
Học sinh tiểu học bán trú tại trường được ăn ngày ba bữa, mỗi bữa 8.500 đồng.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lếch có 8 điểm trường, gồm điểm trường trung tâm và 7 điểm trường lẻ ở các thôn, bản. Năm học này, nhà trường có 474 học sinh, trong đó có 313 em học tại điểm chính.
Từ khi thành lập tới trước 2014, cơ sở vật chất của trường thiếu thốn, nhiều phòng học, phòng nội trú, phòng công vụ cho giáo viên, công trình vệ sinh… tất cả đều làm bằng tranh, tre, nứa, lá.
Lớp học tre nứa còn lại ở huyện Mường Nhé.

Những lớp học lán tạm như tại điểm trường ở Mường Nhé, Điện Biên sẽ được xây mới kiên cố, khang trang hơn, không còn học sinh chịu cảnh nắng rát mặt, mưa hắt ướt người nếu có sự chung tay của cả cộng đồng. Để đồng hành cùng Quỹ Hy vọng nhằm cải thiện cơ sở vật chất giáo dục tại các vùng khó khăn, độc giả xem thông tin chi tiết tại đây.

Ngọc Thành

Ý kiến bạn đọc

Liên hệ

Văn phòng Quỹ Hy vọng:

  • Phía Bắc: Tầng 9, Tòa nhà FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Phía Nam: Tầng 6, Tòa nhà Exchange Tower, số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM.
  • 024 7300 7300 - Số lẻ: 40021
    Hotline: 0972 776 776