196 bệnh nhi tại các bệnh viện trên khắp cả nước được hỗ trợ từ 30 đến 100 triệu đồng để chữa bệnh, trong 6 tháng đầu năm 2023.
6,6 tỷ đồng đã hỗ trợ cho hai bé ghép tạng, 12 bé ghép tế bào gốc và 182 bé được hóa trị, xạ trị, phẫu thuật… tại các bệnh viện Nhi Trung ương, K, Đa khoa Xanh Pôn, Đa khoa Điện Biên, Trung ương Huế, Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Nhi đồng 2, Ung bướu, Nhi đồng Thành phố, Truyền máu và Huyết học TP HCM.
Bé Lưu Xuân Giang, 9 tuổi ở Hải Phòng là một trong các hoàn cảnh khó khăn đã được chương trình hỗ trợ. Cô bé phát hiện ung thư xương đầu năm nay. Em phải trải qua hai ca mổ và 52 tuần điều trị hóa chất.
Gia đình khó khăn khi bố mẹ em bị tù vì lao động chui ở nước ngoài và mắc kẹt không thể về nước. Từ 2 tuổi tới nay, Giang sống cùng bà nội và các bác. Khi em bị bệnh, tiền viện phí đều do hai bên nội ngoại gom góp từng đồng.
Đến nay sau hơn bốn tháng điều trị, số tiền đã lên hơn 100 triệu đồng, phần lớn đều vay mượn. Gần đây gia đình Giang phải làm đơn xin hỗ trợ kinh phí điều trị. “Có lẽ vì xa bố mẹ từ nhỏ nên cháu ít nói, ai hỏi gì cũng chỉ gục mặt xuống chảy nước mắt. Tôi già rồi không có tiền cho cháu chữa bệnh, chỉ có thể đồng hành đi viện cùng cháu”, bà ngoại Giang, Nguyễn Thị Được, 76 tuổi, chia sẻ.
Ngoài hỗ trợ tài chính, chương trình Mặt trời Hy vọng còn tặng hơn 4.600 suất ăn dinh dưỡng (gần 140 triệu đồng) cho 705 bệnh nhi tại bệnh viện Đa khoa Điện Biên. Song song, chương trình phối hợp với nhiều doanh nghiệp tổ chức các hoạt động trao quà, tặng sữa, khu vui chơi.
6 tháng đầu năm nay, Mặt trời Hy vọng vẫn tiếp tục chuỗi hoạt động nâng cao nhận thức và gây quỹ vì trẻ em yếu thế “Việt Nam ước mong“, gồm các tọa đàm và triển lãm.
Những kết quả này có sự đồng hành từ Quỹ Thiện Tâm (hơn 2 tỷ đồng), Mitsubishi Motors Việt Nam 500 triệu đồng cùng độc giả báo VnExpress và các tổ chức, cá nhân khác (hơn 1,9 tỷ đồng).
Trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm 2.500 trẻ được chẩn đoán ung thư mới, theo đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại các nước phát triển, trên 80% trẻ mắc ung thư được chữa khỏi, trong khi tỷ lệ này tại các nước thu nhập thấp và trung bình chỉ đạt 20%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do các gia đình bệnh nhi Việt Nam thường có thu nhập thấp, khó được tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến.
Triển khai từ tháng 3/2021, Mặt trời Hy vọng là chương trình kết hợp của quỹ Hy vọng với chương trình Ông Mặt trời do ông Minh Nhân sáng lập, với sự đồng hành của các cá nhân, tổ chức, trong đó có Quỹ Thiện Tâm. Chương trình đang phối hợp với các bệnh viện hàng đầu trong điều trị ung thư hướng đến mục tiêu: Hỗ trợ tài chính và nâng dậy tinh thần cho bệnh nhi ung thư nghèo; nâng cao nhận thức cộng đồng về ung thư ở trẻ em.
Năm 2023, chương trình đặt mục tiêu tài trợ 400 bệnh nhi ung thư, hỗ trợ 30.000 suất ăn dinh dưỡng, giúp các em nâng cao thể lực, đối phó với bệnh tật. Độc giả đồng hành cùng chương trình tại đây.
Quỹ Hy vọng
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…
Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe cơ thể song cần tránh lạm dụng. Nội dung: Văn HàThiết kế: Ngân Hà
Dự án Vệ sinh học đường giúp sức khỏe của 98% học sinh được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt như rửa tay thường xuyên, không phóng uế bừa bãi, dọn dẹp định kỳ. Đỗ Nam – Kim Anh
Công ty De Heus Việt Nam tài trợ 1,2 tỷ đồng cho dự án “Dinh dưỡng học đường” của Quỹ Hy vọng, cải thiện bữa ăn của học sinh ở ba trường ở Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An. Ba trường được dự án hỗ…