Từ khi con trai út vào đợt hóa trị thứ tư, bữa cơm của gia đình anh Hồ Văn Thành, 52 tuổi, chỉ còn rau với sắn.
Ngôi nhà 60 m2 của vợ chồng anh Thành nằm trên nền đất, lợp tôn, không có TV, tủ lạnh, thuộc xã Húc, huyện Hướng Hóa. Gia đình 9 người sống nhờ nghề trồng lúa và sắn. Thu nhập bấp bênh quanh năm, cuộc sống của họ thường xuyên chìm trong cảnh thiếu trước hụt sau.
Đầu năm ngoái, cậu con trai út Hồ Văn Quen, 14 tuổi, xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau bụng và đi tiêu chảy liên tục. Anh Thành đưa con đi khám nhiều nơi nhưng không khỏi.
Ở Bệnh viện Quảng Trị, anh Thành nhận được kết quả con bị ung thư hạch tế bào T, một dạng hiếm và tiến triển nhanh của ung thư máu, buộc phải hóa trị nhiều đợt.
“Tay chân tôi run rẩy, thấy trời đất như sụp đổ dưới chân”, Thành nói. “Gia đình chạy ăn còn chưa đủ, làm sao dám nghĩ đến chuyện trị bệnh”.
Quen được bố mẹ đưa về nhà. Suốt ba tháng, chị Nhấp (vợ anh Thành) cứ ôm con khóc trong khi người cha gõ cửa từng nhà trong xã vay tiền. Cuối cùng, họ gom được 20 triệu để đưa con đến Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.
Từ đó, gia đình họ chia hai ngả, anh Thành ở nhà làm ruộng, trông con còn chị Nhấp túc trực chăm con trong viện. Vài tuần một lần, họ đổi ca.
Quen cũng phải bỏ dở việc đến trường và gần như sống trong bệnh viện với những mũi tiêm, tay chi chít vết kim truyền dịch. Anh Thành cảm thấy lòng đau như cắt mỗi khi con nói nhớ trường, nhớ bạn và khóc. Cô giáo chủ nhiệm của Quen phải gọi điện thoại, động viên “ráng trị bệnh, khi nào về cô tạo điều kiện học tiếp”.
Hai đợt hóa trị đầu, Quen sụt hơn 10 kg, rụng hết tóc. Nhớ lời cô dặn, em cắn răng chịu đựng, mỗi ngày cố nuốt từng ngụm cháo. Sang đợt thứ ba, Quen đáp ứng thuốc tốt nên bắt đầu ăn ngon miệng và hoạt bát hơn.
“Tự dưng tôi lại được thắp lên chút hy vọng”, chị Nhấp nói.
Nhưng ở nhà, anh Thành cũng bắt đầu cuộc chiến mới. Hai lao động chính là anh Thành và chị Nhấp, một người phải nghỉ để trông con, thu nhập giảm một nửa. Sau 7 lần đi viện, bốn đợt hóa trị, họ cạn tiền, hai trong 6 con đứa đã phải nghỉ học.
Ở viện, thấy hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, các phụ huynh cùng phòng bệnh với Quen quyên góp được 4 triệu đồng hỗ trợ mọi chi phí sinh hoạt của hai mẹ con.
“Nhờ mọi người giúp đỡ mà gia đình tôi cầm cự được”, anh Thành nói. “Ngày nào còn lo được cho con thì mừng ngày đó”.
Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Độc giả có thể đồng hành cùng chương trình bằng cách ủng hộ cho Quỹ Hy Vọng.
Ngọc Ngân
Tại nhiều điểm trường vùng cao, những công trình vệ sinh tạm bợ, xuống cấp và mất an toàn không còn là chuyện hiếm. Các em học sinh – những đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển thể chất và hình thành nhân cách…
Ngày 18/6, Trường Mẫu giáo Chánh Công khởi công hai công trình tại thôn 2 và thôn 5, do UNIQLO Việt Nam và Chứng khoán Nhất Việt tài trợ thông qua Quỹ Hy Vọng. Tại điểm trường thôn 5, Quỹ Hy Vọng lập dự án…
Đà Nẵng – Nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh, nhà báo Đinh Đức Hoàng, BTV Đào Xuyên kể chuyện trải nghiệm chính đời mình để chuyền cảm hứng về tương lai. Cuối tuần vừa qua, nhạc sĩ, ca sĩ Kai Đinh có mặt tại Trường…
Đà Nẵng – Cầu thủ Nguyễn Xuân Son dự lễ trưởng thành của học sinh Trường Hy Vọng, ký tặng bóng và cùng các em ăn bữa cơm nội trú. Chiều 14/6, cầu thủ Nguyễn Xuân Son có mặt tại hội trường tòa nhà FPT…
Sau 9 tháng phát động trên ứng dụng MoMo, chiến dịch gây quỹ “Xây lớp học mới – Mở lối tương lai” do Đông Tây Barbershop đồng hành cùng Quỹ Hy Vọng đã chính thức cán mốc 720 triệu đồng, với 127.637 lượt quyên góp…
Sơn La_122 hộ dân bản Nộc Cốc, xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã góp hơn 200 ván gỗ, tre, dựng lại cầu treo, khi cầu cũ sập đêm 26/4. Gần một tháng từ vụ sập cầu treo do gió lốc, trưởng bản Sộng Nủ Dế,…