Những ngày nghỉ, các thầy giáo của trường PT Dân tộc bán trú THCS Mường Nhé, Điện Biênlại cùng nhau xuống suối bắt cá, cải thiện bữa ăn, tăng thu nhập.
Các thầy đều là giáo viên miền xuôi lên công tác tại huyện vùng cao biên giới, ở lâu thành quen nên việc gì cũng biết làm kể cả quăng chài bắt cá. Hoạt động này thường diễn ra vào dịp cuối năm khi suối vào mùa cạn và thời thiết thuận lợi.
Thầy hiệu trưởng Dương Tiến Công (áo đỏ), bí thư chi bộ, cho biết ngoài giờ lên lớp, các thầy cô ở vùng cao không có nhiều hoạt động giải trí nên cùng nhau đi suối bắt cá cũng để đoàn kết các thành viên trong nhà trường, một phần cải thiện bữa ăn tươi.
Thầy Công là người Hà Tây cũ, ra trường đi hơn 700 km xa nhà nhận công tác giảng dạy đã gần 30 năm, lập gia đình luôn ở đây, vài năm mới về quê một lần.
Thầy giáo Lò Văn Chiến thường được gọi là người sát cá vì mỗi lần thầy mang lưới ra suối là mang về đầy giỏ.
“Những tháng cuối năm là thời điểm nước suối xuống thấp, chúng tôi đi thả lưới từ tối để sáng hôm sau thu lưới là có cá. Mỗi lần đi cách nhà từ 10-20 km. Có thời điểm thả lưới được nhiều, cá sẽ được bán để trang trải thêm cuộc sống”, thầy Chiến chia sẻ.
Cá suối thường ra ngoài ăn vào lúc đêm, muốn bắt được cá ban ngày thì phải đi khua ở sát bờ và vũng nước sâu.
Mỗi người đều có một đến ba bộ lưới riêng, ngoài ra còn trang bị thêm chài để bắt cá ở vùng nước nông. Tất cả trang bị này đều được các thầy tự làm thủ công.
Chiếc chài gắn theo quả chì nặng, sẽ đánh động cá từ khe đá chạy ra ngoài để tăng cơ hội bắt được cá.
Thầy Công, thầy Quang, thầy Chiến vui mừng khoe mẻ lưới thả hơn 3 tiếng đã trúng nhiều cá.
Thầy Phạm Văn Quang là hiệu phó trường Phổ thống dân tộc bán trú THCS Nậm Vì khoe thành quả là con cá gỡ được từ mẻ lưới ở con suối cách trường hơn 15 km.
Thông thường các thầy giáo sẽ chia thành nhiều nhóm, đánh bắt ở các vùng nước khác nhau.
Cá suối bắt được thường là cá: Pa Sản, Pa Chát, Pa Kính… Đây đều là sản vật tự nhiên của vùng nước này, chỉ có vào dịp cuối năm.
Để giáo viên và học sinh ở vùng sâu, xa có điều kiện dạy, học tốt hơn, Quỹ Hy vọng – báoVnExpresstiếp tục nhận quyên góp với mục tiêu cải thiện cơ sở vật chất giáo dục tại huyện Mường Nhé, Điện Biên.Mỗi sự chung tay của độc giả sẽ góp thêm một viên gạch xây nên những công trường mới. Mọi ủng hộ xin gửi về chương trình tại đây. |
13h, H Đinh Hdruê ăn vội bữa cơm trưa rồi đón xe ôm đi 30 km đến Bệnh viện Nhi đồng 2 để kịp giờ con trai truyền thuốc. Ở tháng thứ 7 thai kỳ, thắt lưng H Đinh đau và tê cứng nhưng cứ…
Gần bốn năm vợ chồng chị Lan tìm người hiến gan cứu con gái 5 tuổi, ca phẫu thuật hồi tháng 3/2024 chỉ thành hiện thực nhờ tấm lòng của người chú họ. “Từ lúc biết con cần ghép gan đến khi tìm được người…
Mở rộng loại bệnh hỗ trợ và nâng độ tuổi nhận tài trợ, chương trình Mặt trời Hy vọng mong muốn giảm gánh nặng tài chính điều trị cho 1.000 bệnh nhân. Lê Ngọc Vân, 13 tuổi, quê Bắc Giang, 7 năm bị suy thận,…
9 cầu Hy Vọng khởi công tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp trong quý 1 vừa qua là những công trình trong kế hoạch xây mới 80 cầu bê-tông năm nay. Tham dự lễ khởi công cầu Hy Vọng 433 tại huyện Chợ Mới,…
Chiều cuối tháng ba, ngồi trước cửa nhà tôn mới xây, Hà Thị Thu, 28 tuổi, ôm lấy bé Bảo An (tên ở nhà là Su), 19 tháng tuổi, đang khóc ngằn ngặt. Người mẹ bối rối không chắc con trai cáu kỉnh vì mệt…
Quỹ Hy Vọng cùng Opella Việt Nam, nhãn hàng Enterogermina xây 20 nhà vệ sinh, một nhà tắm đạt chuẩn cho học sinh tại huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ giữa Quỹ Hy Vọng và Opella Việt Nam –…