Thủ tướng yêu cầu Yên Bái phối hợp với quân đội, công an “bằng mọi cách” tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân ở những nơi chia cắt, có thể sử dụng đường không, đường thủy, đường bộ.
Trưa 10/9, tại trụ sở thị ủy Việt Yên, chủ trì họp trực tuyến với một số điểm cầu tại Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương thực hiện quyết liệt các chỉ đạo về phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt, sạt lở, cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng.
Ông nhấn mạnh tinh thần đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết để đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả. “Không để ai bị đói, rét, thiếu chỗ ở. Các cháu học sinh sớm tới trường, người bệnh phải được cứu chữa”, Thủ tướng nói.
Tất cả cơ quan, lực lượng phải chủ động phản ứng kịp thời khi tình hình xấu có thể xảy ra. Địa phương phát huy tinh thần tự lực, tự cường khắc phục hậu quả mưa bão, với sự hỗ trợ của Trung ương. Những vấn đề vượt thẩm quyền cần báo cáo lên cấp cao hơn.
Với vùng ngập lụt nặng Yên Bái, Thủ tướng yêu cầu địa phương phối hợp với quân đội, công an “bằng mọi cách” tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân ở những nơi chia cắt, trong đó có thể sử dụng đường không, đường thủy, đường bộ. Phó thủ tướng Lê Thành Long được giao tiếp tục ở lại Yên Bái để trực tiếp chỉ đạo ứng phó mưa lũ.
Lãnh đạo các địa phương dự cuộc họp cũng đề xuất lực lượng vũ trang hỗ trợ, trong đó có trực thăng đưa nhu yếu phẩm đến nơi đang bị mưa lũ chia cắt.
Sinh kế có thể trên sông nhưng nơi ở “dứt khoát phải trên bờ”
Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Bắc Giang rà lại hệ thống đê điều, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống. Tỉnh có nhiều hồ chứa, đặc biệt là hồ Cấm Sơn với gần 300 triệu m3 nước, lớn thứ tư cả nước, nên cần đảm bảo an toàn, cố gắng không xả đáy hồ để đảm bảo nước canh tác thời gian tới.
Địa phương phải thực hiện tất cả các biện pháp để ứng cứu ngay 7.200 ha lúa đang bị ngập. Nếu nguồn dự trữ của tỉnh để thực hiện chế độ, chính sách với các gia đình, cơ quan bị hại mà thiếu thì đề xuất Trung ương.
Thủ tướng lưu ý sẽ xuất hiện vấn đề vệ sinh môi trường, dịch bệnh, gia cầm chết sau bão lũ, do đó phải huy động các lực lượng như thanh niên, phụ nữ… tham gia dọn dẹp. Với xã Vân Hà (thị xã Việt Yên) bị chia cắt do nước lũ, phải đảm bảo cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân.
Sau khi nghe người dân kiến nghị xây cầu Vân Hà qua sông Cầu nối Bắc Giang với Bắc Ninh, Thủ tướng giao hai tỉnh bố trí nguồn lực xây dựng, hoàn thành chậm nhất cuối năm 2025.
Với mong muốn lên bờ của những hộ dân sinh sống trên sông nước nhiều đời, Thủ tướng nhấn mạnh sinh kế có thể trên sông nhưng nơi ở “dứt khoát phải trên bờ”. Ông yêu cầu tỉnh Bắc Giang từ nay đến năm 2025 nghiên cứu phương án chăm lo nhà để những hộ này được lên bờ, được tạo việc làm, sinh kế.
Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang có giải pháp kiểm soát thượng lưu, nỗ lực giảm lưu lựng nước xuống các hồ đập, giảm nguy cơ quá tải.
Tại cuộc họp, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết đã sơ tán 1.600 hộ khỏi vùng lũ và có thể cần sơ tán thêm 1.000 hộ nữa. Các tuyến đê ba sông lớn xuất hiện 10 vị trí nguy hiểm nhưng đã được xử lý xong.
Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình lũ tại khu vực sông Cầu (xã Tiên Sơn, thị xã Việt Yên), yêu cầu Bắc Giang huy động lực lượng ứng trực, sẵn sàng đề phòng mọi tình huống bất trắc. Sau đó, Thủ tướng đi cano đến thăm hỏi người dân xã Vân Hà, nơi có 2.500 hộ với 9.000 dân đang bị chia cắt do ngập lụt.
Ngày 9/9, Thủ tướng quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương 2024 cho 5 tỉnh khắc phục hậu quả bão Yagi, ổn định đời sống người dân. Trong đó, tỉnh Nam Định, Hải Dương, Yên Bái được hỗ trợ 20 tỷ đồng; Thái Bình 30 tỷ đồng; Hưng Yên 10 tỷ đồng. Quảng Ninh và Hải Phòng đã báo cáo Thủ tướng tự cân đối nguồn lực địa phương khắc phục hậu quả bão. Vì vậy, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ khi hai nơi này có đề xuất.
Thủ tướng cũng đã giao Bộ Tài chính cấp cho mỗi Bộ Quốc phòng và Công an 100 tấn gạo từ dự trữ quốc gia để vận chuyển đến các địa phương thiếu gạo đang bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Những ngày qua, tại nhiều nơi ngập lụt như Yên Bái, Thái Nguyên, lực lượng công an, bộ đội và tình nguyện viên đã dùng xuồng cao su, cano chở lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nước uống tiếp tế cho người dân bị cô lập.
Tính đến ngày 16/12/2024, sau 3 tháng phát động với sự hỗ trợ từ hàng chục ngàn mạnh thường quân, chiến dịch “Xây lớp học mới – Mở lối tương lai” đã chính thức cán mốc số tiền quyên góp ấn tượng 234 triệu đồng…
Sau 7 ngày liên tục truyền hóa chất, nói không thành tiếng, nôn liên tục nhưng Nguyễn Mạnh Dũng vẫn cố ăn để có sức chống chọi với ung thư. Cậu bé 15 tuổi ở huyện Phúc Yên cho biết từ đầu năm nay bệnh…
Sợ con trai không thể tỉnh lại sau hôn mê, chị Cẩm ngày nào cũng nắm tay trò chuyện, cố kéo con trai vượt cõi chết trở về. “Minh tỉnh dậy tập thở, khỏe rồi hai mẹ con mua bánh sinh nhật nha”, chị Nguyễn…
Mỗi runner đăng ký giải chạy “Tết Hy Vọng 2025” sẽ góp một viên gạch xây nhà tắm giúp mùa đông của học sinh vùng cao ấm áp hơn. Giải chạy do Quỹ Hy vọng và vRace phối hợp tổ chức, bắt đầu từ ngày…
Bốn tháng sau cuộc phẫu thuật hiến tặng gan, Huỳnh Thị Thu Tuyền trở lại công việc bán hàng, trong khi con gái chuẩn bị đi học mẫu giáo. “Đây là cuộc sống tôi mơ ước suốt ba năm qua”, Tuyền, 22 tuổi, ở xã…
Quỹ Hy vọng khánh thành 14 cầu bê tông mới, trong đó có ba công trình do Roche Việt Nam tài trợ ở huyện Lai Vung và Châu Thành, ngày 1/12. Ba công trình khánh thành đợt này gồm cầu Hy Vọng 382, 383, 384,…