Quỹ Hy vọng - Hope Foundation

  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Mục tiêu
    • Hội đồng quản lý
    • Ban cố vấn
    • Quyết định
    • Báo cáo kiểm toán
  • Chương trình
    • Ánh sáng học đường
    • Nâng bước em tới trường
    • Vệ sinh học đường
    • Mặt trời Hy vọng
    • Thư viện điện tử
    • Cùng đồng bào vượt lũ
    • Tết hy vọng
  • Danh sách đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Hoạt động
  • Ánh sáng học đường
  • Tin tức
Thứ sáu, 26/4/2024 | 01:05 GMT+7

Nhà kho, phòng họp thành lớp học của trẻ vùng cao

ĐIỆN BIÊN_Phòng học không đủ, học sinh mỗi năm một tăng, các thầy cô trường tiểu học Chua Ta, xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông phải tận dụng nhà kho, phòng hội đồng làm lớp tạm.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Chua Ta hiện có 437 học sinh nhưng chỉ có 15 phòng học. Cô hiệu phó Phạm Thị Phương cho biết hiện trường thiếu khoảng 6 phòng học, trong đó ba phòng dành cho học văn hóa, ba phòng cho các môn âm nhạc, mỹ thuật, tiếng Anh.
Để có chỗ cho học sinh, hơn một năm nay, trường tận dụng không gian khu nhà kho, phòng hội đồng để kê bàn ghế, bảng dùng tạm. “Ở đâu có mái che sẽ được tận dụng để làm phòng học”, cô Phương nói.
Cô hiệu phó cho biết tình trạng thiếu phòng học diễn ra từ năm 2004. Dù nỗ lực khắc phục nhưng học sinh mỗi năm một tăng, riêng năm 2024 tăng thêm hơn 100 em dẫn đến tình trạng thiếu lớp trầm trọng.
Nhà kho chứa tài liệu, sách, đồ dùng của nhà trường nay là phòng học của 36 học sinh lớp 5A2, do thầy Lo Văn Chấng, 42 tuổi, làm chủ nhiệm. Thầy cho biết căn phòng lợp mái tôn dài khoảng 20 m, xung quanh là hai, ba lớp học liền kề khiến thầy phải mua micro để các em nghe rõ hơn. Tuần hai, ba lần, học sinh luân phiên đổi chỗ để nghe rõ bài giảng.
Không chỉ tiếng ồn, những ngày nhiệt độ cao khiến thầy và trò chật vật chống nóng. Thương học sinh, thầy Chấng mua chiếc quạt điện nhỏ, trong giờ liên tục di chuyển đến từng nhóm để làm dịu cơn nóng, nhưng không đáng kể.
Thầy kể, thời tiết ở đây thất thường, có ngày mưa dông, gió rít đập mạnh vào mái tôn, tưởng sắp lật tung, lúc nắng 37-38 độ cả thầy trò ngồi học, người ướt đẫm mồ hôi.
Một số lớp tạm thiếu bàn ghế, học sinh phải khiêng bổ sung, dùng xong lại cất gọn vào một khu.
Ngay cả phòng hội đồng của giáo viên rộng hơn 50 m2 cũng phải ngăn đôi thành lớp 2A1 và phòng tin học. Các thầy cô muốn họp phải chờ khi phòng trống hoặc học sinh tan ca.
Thầy Hù A Chứ, 40 tuổi, cho biết vách ngăn bằng gỗ mỏng dựng tạm không cách âm, nhiều lúc ồn ào nhưng chưa có phương án giải quyết. “Thà có còn hơn không, nếu không tận dụng không gian này chẳng biết lúc nào học sinh mới tiếp cận được công nghệ”, thầy Chứ nói.
Một khoảng sân trường được lợp mái tôn trở thành lớp mỹ thuật, âm nhạc. Cô Hoàng Thị Liên, 38 tuổi, giáo viên mỹ thuật cho biết hiện tại trường không có lớp riêng cho bộ môn, phải dùng tạm các phòng khác. Nhiều lúc thiếu phòng, cô trò lại đưa họa cụ ra ngoài trời để học.
“Nắng thì đỡ nhưng mưa cô trò chạy vào khu nhà ăn hoặc tận dụng những nơi có mái che trong trường đứng học tiếp”, cô Liên nói.
Vừa đứng vẽ vừa giữ khung vì ngoài trời gió to, Sùng A Dế, lớp 5A1 nói mơ ước được ngồi trong lớp đầy đủ bàn ghế, thỏa thích vẽ, không lo nắng phải trốn, mưa phải chạy.
Không chỉ thiếu phòng học, khu bán trú chia làm ba phòng, mỗi phòng chừng 40 m2 của hơn 265 em cũng chật chội, nhiều mảng trần và tường bong tróc không thể sửa chữa.

Thanh Nga

Chia sẻ Copy link thành công

Danh mục

  • Ánh sáng học đường
  • Nâng bước em tới trường
  • Mặt trời hy vọng
  • Tết Hy vọng
  • Vệ sinh học đường
  • Thư viện điện tử
  • Tiếp sức cho tâm dịch
  • Chung tay vì miền Trung
  • Cùng đồng bào vượt lũ
  • Trường Hy Vọng

Tin liên quan

Học sinh Quảng Bình sắp có thêm 21 nhà vệ sinh, nhà tắm mới

Vệ sinh học đường

Học sinh Quảng Bình sắp có thêm 21 nhà vệ sinh, nhà tắm mới

Dự án Vệ sinh nước sạch do Quỹ Hy Vọng thực hiện, Opella Việt Nam và Enterogermina tài trợ, vừa khởi công nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh nước sạch cho học sinh huyện Bố Trạch. Lễ khởi công dự án “Vệ sinh nước…

Chuyến rời bản đầu đời của cặp vợ chồng Hà Nhì

Mặt trời Hy vọng

Chuyến rời bản đầu đời của cặp vợ chồng Hà Nhì

Lần đầu rời bản Ka Lăng, anh Sừng Go Phá nhận ra dưới xuôi đông người, lắm xe, không ai nói tiếng Hà Nhì cùng nhiều lần lạc lối trong bệnh viện. Anh Phá lấy vợ từ năm 17 tuổi và có hai con trai…

Khánh thành 6 cầu Hy vọng ở miền Tây

Nâng bước em tới trường

Khánh thành 6 cầu Hy vọng ở miền Tây

Người dân các tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp vui mừng vì có cầu kiên cố mới, giảm bớt khó khăn trong đi lại, vận chuyển nông sản. Sáng sớm 16/5, ông Võ Phát Thành, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Nghị lực sống của cô bé ung thư xương

Mặt trời Hy vọng

Nghị lực sống của cô bé ung thư xương

Hai năm chống chọi với ung thư xương, phải cắt bỏ tay trái, Hồ Thị Thành Phương vẫn nuôi giấc mơ làm bác sĩ, trở thành điểm tựa tinh thần cho gia đình. Đầu tháng 5, Phương trở lại bệnh viện Trung ương Huế trong…

Cô gái mồ côi viết lại cuộc đời ‘từ đáy vực’

Tết Hy vọng

Cô gái mồ côi viết lại cuộc đời ‘từ đáy vực’

Khi làm xong phần bít tết cuối cùng trong bếp của khách sạn Longyard ở ngoại ô thành phố Tamworth, đồng hồ chỉ 22h, Liên bỗng thấy cảm giác bình yên ngập tràn cơ thể. “Với tôi, đây là điểm tạm kết của một hành…

Giấc mơ của người mẹ có con chưa từng được đi học

Mặt trời Hy vọng

Giấc mơ của người mẹ có con chưa từng được đi học

Tháng 9 tới, bé Minh Thiện sẽ tròn 6 tuổi và mẹ em, người làm nghề cạo gừng đã quyết tâm sẽ cho con lần đầu được tới lớp. Dọc theo dòng kênh Chợ Gạo ở ấp Bình Thọ Đông, xã Bình Phan, người dân…

Địa chỉ liên hệ

Trụ sở: Tầng 9, Toà nhà FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:
0972 776 776
Email:
hope@quyhyvong.com
Facebook:
Được vận hành bởi
VnExpress FPT Online
Hoạt động theo quyết định số
883/QĐ-BNV
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
© 2018-2024. Toàn bộ bản quyền thuộc Quỹ Hy vọng.
Chính sách bảo mật