BÌNH DƯƠNG- Mỗi khi “vào thuốc” bị sốt, đau buốt từng khớp xương, bé Lan Anh lại tự ôm lấy mình an ủi “cố lên, cố lên”.
Nhìn con gái tự động viên mình vượt qua nỗi đau bệnh tật, chị Thúy Nhi (31 tuổi) chạy ra ngoài khóc nấc. Người mẹ không muốn con gái nhìn thấy mình khóc, sợ cô bé khóc theo.
Ba tháng trước, chị Nhi thấy môi của con gái Trịnh Lan Anh (sinh năm 2014) bỗng dưng tím nhợt, kèm mệt mỏi, sốt cao. Đưa đến phòng khám gần nhà tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, bác sĩ chỉ định uống thuốc hạ sốt. Mỗi khi dứt cơn, Lan Anh tươi tỉnh lại, ăn uống tốt nên không ai nghĩ cô bé bị bệnh nặng.
Nhưng những trận sốt cứ liên tục kéo đến không dứt. Sau một tháng, thấy con gái lả đi, người mẹ liền đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện tỉnh Bình Dương. Bác sĩ chẩn đoán Lan Anh bị suy tủy, chuyển gấp lên tuyến trên.
Chưa từng nghe tên về căn bệnh nhưng chị Nhi hiểu có điều gì đó rất khủng khiếp đang xảy đến với con gái, nhưng vẫn hy vọng có sai sót. Nhưng rồi người mẹ đã ngã quỵ khi được bác sĩ giải thích đó là một dạng ung thư máu.
“Cuối cùng tôi phải chấp nhận sự thật về bệnh tình của con gái”, người mẹ nói.
Theo phác đồ điều trị, Lan Anh phải truyền hóa chất 5 đợt, mỗi đợt kéo dài một đến ba tháng tùy vào sức khỏe. Giữa những đợt truyền thuốc, cô bé được nghỉ khoảng 10 ngày. “Thời gian đó con thể đến lớp với các bạn không mẹ?”, Lan Anh hỏi khi mẹ thông báo ở lại viện thời gian dài, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu.
Chị Nhi và chồng ly hôn cách đây 6 năm, một mình làm công nhân da giày nuôi con gái. Lan Anh lớn lên chỉ biết mẹ và ông bà ngoại. Hai mẹ con thuê trọ tại Bình Dương, cách nhà ông bà không xa để tiện nhờ vả mỗi khi chị Nhi tăng ca hay làm thêm bên ngoài.
Cuộc sống của họ trôi qua êm ả cho đến ngày Lan Anh mắc bệnh. Để không mất tiền trọ, hai mẹ con chuyển về sống nhờ ông bà ngoại. Nhưng từ khi chuyển nhà, hai mẹ chủ yếu sống ở viện, nơi Lan Anh đang điều trị ung thư máu.
Một mình nuôi con, chị Nhi lúc nào cũng thương con gái thiếu thốn tình cảm, phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo. “Ông trời nhẫn tâm với con tôi quá không. Con bé ngoan ngoãn, là niềm hạnh phúc của mẹ. Tưởng đó là món quà lớn nhất được ban cho, hai mẹ con cứ thế cố gắng thôi”, chị Nhi nói.
Dù nằm viện đã lâu, Lan Anh chưa được mẹ nói rõ về bệnh của mình. Chị Nhi luôn né tránh mỗi khi cô bé hỏi, chỉ động viên cố ăn uống tốt, sớm được về nhà. Những lời nói vụng về của mẹ không rõ cô bé tin không nhưng chị Nhi thường thấy con gái im lặng.
Từ ngày truyền hóa chất, hễ ngửi thấy mùi lạ là Lan Anh nôn trớ, người xanh xao vàng vọt, cơ thể đau nhức như có hàng trăm ngàn mũi kim đâm vào xương tủy. Thời gian đầu hóa trị, cô bé không thể tự đi, phải ngồi xe lăn. Có lần vì đau đớn quá mà bật khóc, cô bé liên tục nói xin lỗi mọi người vì mình mà chịu khổ.
Nhưng dù thế nào, Lan Anh vẫn chưa từng có ý định bỏ cuộc. Cứ nôn ra em lại cố gắng ăn bù, không cho phép cơ thể thiếu chất. Cô bé hiểu chỉ ăn khỏe mới có sức chống chọi với bệnh và sớm được về nhà. Tuy nhiên, tinh thần Lan Anh không được như vậy. Từ một đứa trẻ hay nói hay cười, giờ cô bé nằm bẹp, mẹ hỏi ít khi đáp lời. Hầu hết thời gian trong ngày, cô bé đờ đẫn nhìn vào khoảng không trống rỗng trước mặt, thậm chí không muốn bước chân ra khỏi giường.
Thương con, chị Nhi dành hết số tiền tích góp được mua đồ ăn cho con gái, còn bản thân xin cơm từ thiện mỗi ngày. Sau Tết 2023, chị nghỉ việc không lương vì công ty gặp khó khăn. Để có tiền nuôi con, chị nhận may gia công ở nhà, ngày làm mười mấy tiếng nhưng chỉ kiếm 5-6 triệu đồng/tháng. Dù vậy, nguồn kinh tế duy nhất cũng bị cắt đứt khi Lan Anh mắc bệnh hiểm nghèo, người mẹ phải ở trong viện 24/24h chăm sóc.
Ông bà ngoại tuổi cao, sức yếu cũng không có kinh tế hỗ trợ hai mẹ con. Hai mươi triệu tiền điều trị đóng trước khi nhập viện chị Nhi cũng nhờ người thân họ hàng giúp đỡ. Thời gian tới phải nộp tiền cho các đợt hóa trị tiếp theo, người mẹ chưa biết sẽ lấy từ đâu.
Dù chưa biết quãng đường sắp tới sẽ phải đi tiếp như thế nào, giờ người mẹ trẻ vẫn cảm thấy thanh thản vì được ở cạnh con mỗi ngày. “Chứng kiến những bệnh nhi bị trả về vì vô phương cứu chữa, tôi trân trọng từng khoảnh khắc hai mẹ con còn được ở bên nhau”, chị Nhi nói.
Mỗi tối, đẩy xe cho con đi dọc hành lang bệnh viện, nhìn ánh sáng từ các tòa nhà cao tầng, Lan Anh thường đòi ra ngoài chơi. “Đến bao giờ con mới lại được ra khu vui chơi, được đi học như các bạn?”, cô bé đặt câu hỏi trong khi người mẹ chỉ biết im lặng.
Hải Hiền
Điểm trường làng Hrách và Lơ Pơ, huyện Kông Chro được Quỹ Hy vọng và các đơn vị tài trợ xây mới thay thế cho những lớp học đã xuống cấp, thấm dột. Ngày 14/11, gần 100 học sinh, giáo viên Điểm trường Hrách thuộc…
Học sinh trường TH & THCS Quang Minh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và ăn liên hoan trong ngày hội do Quỹ Hy vọng và De Heus tổ chức. Ngày hội dinh dưỡng học đường chủ đề “Vững bụng đến trường” được tổ…
Jomoo Việt Nam và trường Hy Vọng đã ký biên bản tài trợ thiết bị trị giá 2 tỷ đồng cho 138 phòng vệ sinh trong ngôi trường mới dành cho 300 trẻ mồ côi vì Covid-19, chiều 14/11. Phát biểu tại buổi ký kết,…
Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe cơ thể song cần tránh lạm dụng. Nội dung: Văn HàThiết kế: Ngân Hà
Dự án Vệ sinh học đường giúp sức khỏe của 98% học sinh được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt như rửa tay thường xuyên, không phóng uế bừa bãi, dọn dẹp định kỳ. Đỗ Nam – Kim Anh
Công ty De Heus Việt Nam tài trợ 1,2 tỷ đồng cho dự án “Dinh dưỡng học đường” của Quỹ Hy vọng, cải thiện bữa ăn của học sinh ở ba trường ở Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An. Ba trường được dự án hỗ…