Vệ sinh học đường

Để nhà vệ sinh không còn là “nỗi ám ảnh” của các em khi đến trường, chúng tôi mong muốn tạo dựng không gian xanh – sạch, nơi các em được bảo vệ và hiểu biết về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

Ủng hộ

Đơn vị tài trợ

Việc chúng tôi làm

- Thực hiện các chương trình cứu trợ nhân đạo đến các đối tượng có nguy cơ rơi vào tình trạng cực đoan: những nạn nhân của thiên tai, người khuyết tật, các cộng đồng yếu thế…

- Trang bị hạ tầng phục vụ cho phát triển tại các vùng khó khăn, gia tăng cơ hội tiếp cận với nguồn vốn.

Xem thêm
Thứ hai, 17/7/2023 | 18:00 GMT+7

Cùng quỹ Hy vọng xây nhà vệ sinh cho học sinh vùng cao

Dự án “Vệ sinh học đường” hướng đến xây dựng các công trình vệ sinh đạt chuẩn, có nguồn nước sạch cho học sinh vùng cao.

Quá tải, xuống cấp, hư hỏng…là tình trạng chung của nhiều nhà vệ sinh trường học tại các huyện vùng cao, như huyện Đồng Văn ở Hà Giang, huyện Mường Nhé ở Điện Biên và huyện Vân Hồ ở Sơn La.

Nhà vệ sinh tạm tại điểm trường Dình Lủng, Trường PTDTBT TH&THCS Tả Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: NA.
Nhà vệ sinh tạm tại điểm trường Dình Lủng, Trường PTDTBT TH&THCS Tả Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: NA.

Tại điểm trường Dình Lủng, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Tả Phìn, huyện Đồng Văn, hơn 40 học sinh và giáo viên phải sử dụng nhà vệ sinh dựng tạm từ gạch và tôn giữa những mỏm đá tai mèo lởm chởm. Tại trường Tiểu học Phố Cáo, hàng trăm học sinh dùng chung nhà vệ sinh quây tạm bằng tôn, hệ thống xử lý chất thải, thoát nước còn chưa có.

Nhiều điểm trường khác, nhà vệ sinh từng có nhưng nay đã xuống cấp, hư hỏng, gần như không sử dụng được. Thậm chí, một số điểm trường ở Đồng Văn như Sảng Tủng B, Sàn Sỳ Tủng, Lài Cò, Tù Sán… chưa có nhà vệ sinh. Điều này gây bất tiện và không đảm bảo vệ sinh cho cả giáo viên và học sinh.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại không ít điểm trường ở huyện Mường Nhé, Điện Biên và Vân Hồ, Sơn La.

Nhà vệ sinh bằng lá cọ phải thay thế 1-2 tháng một lần tại điểm trường Pà Puộc, Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. Ảnh: Vy An.
Nhà vệ sinh bằng lá cọ phải thay thế 1-2 tháng một lần tại điểm trường Pà Puộc, Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. Ảnh: Vy An.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019-2020 còn hơn 30% nhà vệ sinh trường học chưa đạt chuẩn trên cả nước. Báo cáo của UNICEF tại Việt Nam chỉ ra rằng, việc thiếu khả năng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường, cùng với các thực hành vệ sinh kém góp phần làm tăng cao tỷ lệ tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm ký sinh trùng.

Hiện nay, Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặt mục tiêu năm 2025, 100% trường học có nhà vệ sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.

Với việc ra đời dự án “Vệ sinh học đường”, quỹ Hy Vọng đặt mục tiêu xây dựng 100 nhà vệ sinh mới trong năm 2022-2023, trong đó có 20 nhà vệ sinh tại huyện Đồng Văn, Hà Giang, giúp trẻ em nâng cao hiểu biết về vệ sinh học đường, từ đó biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân, tạo nền tảng cho một thế hệ khỏe mạnh.

Nhà vệ sinh mới do Quỹ Hy Vọng tài trợ xây tại huyện Vân Hồ, Sơn La. Ảnh: Đỗ Trung.
Nhà vệ sinh mới do Quỹ Hy Vọng tài trợ xây tại huyện Vân Hồ, Sơn La hồi tháng 10/2022. Ảnh: Đỗ Trung.

Trước đó, quỹ Hy vọng đã hoàn thiện 49 nhà vệ sinh tại huyện Vân Hồ, Sơn La và huyện Mường Nhé, Điện Biên, mang đến điều kiện học tập tốt hơn cho 7.000 học sinh và giáo viên tại đây.

Bà Trương Thanh Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hy Vọng cho biết đây là dự án mà quỹ đã ấp ủ từ lâu, sẽ không chỉ thực hiện tại Sơn La, Điện Biên mà dự kiến còn được triển khai tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc.

“Nhiều em đã tâm sự rằng không dám đi vệ sinh ở trường vì quá dơ, quá bất tiện. Điều đó thôi thúc Quỹ ngoài xây trường cho các em, còn hướng đến cải tạo thêm hệ thống nhà vệ sinh, để các em có điều kiện học hành tốt hơn. Chúng tôi mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, ủng hộ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để cuộc sống của trẻ em Việt Nam càng ngày càng tốt đẹp hơn”, bà Thanh Thanh chia sẻ.

Mọi ủng hộ xin gửi về:

Văn phòng Quỹ Hy vọng Báo VnExpress

Phía Bắc: Tầng 9, Tòa nhà FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Phía Nam: Tầng 6, Tòa nhà Exchange Tower, số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM.

Điện thoại: 0972 776 776

Tài khoản nhận ủng hộ:

Chuyển khoản theo cú pháp, viết không dấu:

Tên người ủng hộ – Ve sinh hoc duong

(Ví dụ: Nguyen Van A – Ve sinh hoc duong)

Agribank

STK: 1500201104186

Chi nhánh Hà Nội

Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng

BIDV

STK: 42710008680868

Chi nhánh Quang Minh

Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng

Sacombank

STK: 020058823385

Chi nhánh Đông Đô – PGD Quan Hoa

Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng

Techcombank

STK: 19132103682686

Chi nhánh Hoàng Quốc Việt- PGD Trần Thái Tông

Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng

TPBank

STK: 73007300602

Chi nhánh Hoàn Kiếm

Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng

Vietcombank

STK: 0011007300602

Chi nhánh Sở giao dịch

Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng

Số tài khoản USD

Account Name: HOPE FOUNDATION

Account Number: 73007300503

Bank name: TIEN PHONG COMMERCIAL JOINT STOCK BANK, HANOI, VIETNAM.

Address: TPBank Building – 57 Ly Thuong Kiet – Hoan Kiem District – Hanoi

Swift code/BIC: TPBVVNVX

Quỹ Hy vọng

Ý kiến bạn đọc

Liên hệ

Văn phòng Quỹ Hy vọng:

  • Phía Bắc: Tầng 9, Tòa nhà FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Phía Nam: Tầng 6, Tòa nhà Exchange Tower, số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM.
  • 024 7300 7300 - Số lẻ: 40021
    Hotline: 0972 776 776